Trang chủ » Thiếu máu do thiếu sắt là rối loạn dinh dưỡng phổ biến

Thiếu máu do thiếu sắt là rối loạn dinh dưỡng phổ biến

(06/12/2019)

Thiếu máu do thiếu sắt là một rối loạn dinh dưỡng phổ biến xảy ra khi cơ thể bạn thiếu chất sắt. Giảm nồng độ sắt gây ra sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến dòng chảy oxy đến các mô và cơ quan của bạn.

5 (100%) 1 vote

Mặc dù thiếu máu thiếu sắt nói chung là có thể cải thiện nếu được bổ sung kịp thời, vậy nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi không được điều trị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị thiếu máu thiếu sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.

1. Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu sắt

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nhưng sẽ có một số trường hợp đặc thù khiến cá nhân họ gặp nguy cơ cao hơn. Một số điều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:

  • Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai
  • Người ăn chay
  • Hiến máu thường xuyên
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên

2. Những triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Tùy vào từng mức độ thiếu máu thiếu sắt, mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Tình trạng thiếu máu nhẹ các triệu chứng rất khó nhận biết, nhưng vẫn có một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Da nhợt nhạt
  • Tay chân lạnh
  • Đau hoặc sưng lưỡi
  • Móng tay dễ gãy

Nếu bạn đã trải qua bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đi kiểm tra sức khỏe hoặc ghi nhớ khoảng thời gian triệu chứng bắt đầu, thời gian kéo dài của triệu chứng để bác sĩ có thể nắm rõ. Bên cạnh đó, cũng có một số biến chứng có thể gây ra cho cơ thể do thiếu máu thiếu sắt:

  • Các vấn đề về tim như nhịp tim không đều hoặc tim to
  • Vấn đề mang thai như sinh non và nhẹ cân
  • Tăng nhạy cảm với nhiễm trùng

Khám tiền sản trước khi mang thai lần 2

Dựa vào tình hình cụ thể và các triệu chứng mà bạn cung cấp, bác sĩ sẽ tiến hành các bước tiếp theo để xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng cơ thể bạn đang gặp phải.

3. Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Đối với hầu hết những người bị thiếu máu do thiếu sắt, uống bổ sung sắt hàng ngày là cách hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ có thể đề nghị một liều lượng dựa trên mức độ sắt thiếu hụt thực tế của cơ thể. Theo khuyến cáo thông thường việc bổ sung sắt  bằng viên uống bổ sung là phương pháp hiệu quả, đảm bảo hiệu quả hấp thu tốt nếu chọn được đúng viên sắt phù hợp.

Nếu bác sĩ của bạn không nghĩ rằng cơ thể bạn sẽ đáp ứng tốt với các chất bổ sung bằng đường uống hoặc ăn, họ có thể khuyên bạn nên dùng sắt tiêm tĩnh mạch thay thế. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ huyết học nếu bạn cần dùng sắt truyền tĩnh mạch. Bác sĩ huyết học sẽ xác định liều lượng thích hợp.

4. Những tác dụng phụ từ điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Nếu có các tác dụng phụ từ điều trị thiếu máu, bạn có thể trao đổi với bác sĩ

Bổ sung sắt liều cao đôi khi có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa (GI) như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Bạn cũng có thể nhận thấy phân của bạn tối màu hơn bình thường, đó là điều bình thường. Vậy nhưng để cơ thể không bị gây phiền toái bởi những tác dụng phụ trên, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn viên uống bổ sung chứa sắt hữu cơ, hiệu quả hấp thu cao, không gây tác dụng phụ, đã có cơ quan y tế chứng nhận và kiểm nghiệm hiệu quả.

Đối với trường hợp người bệnh cần bổ sung sắt qua đường tiêm tĩnh mạch, thường hiếm gặp tác dụng phụ, nhưng đôi khi có thể bao gồm đau khớp và cơ, ngứa và nổi mề đay.

Nếu bạn bắt đầu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi bắt đầu điều trị, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức. Ví dụ:

  • Đau ngực
  • Nhịp tim không đều
  • Khó thở
  • Mùi kim loại mạnh mẽ trong miệng

5. Thời gian điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Thời gian phục hồi cho bệnh thiếu máu do thiếu sắt là khác nhau đối với mọi người, nhưng bác sĩ có thể đưa ra ước tính được. Thông thường, những người bị thiếu máu thiếu sắt bắt đầu nhận thấy sự khác biệt sau tháng đầu tiên dùng thuốc bổ sung. Cũng có thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng một vài tuần.

Thời gian phục hồi do thiếu máu thiếu sắt ở mỗi người là khác nhau

Nếu bạn đã sử dụng cùng một liều lượng chất bổ sung sắt trong sáu tháng trở lên và bạn không nhận thấy sự khác biệt trong các triệu chứng của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc chuyển đổi phương pháp điều trị.

6. Thay đổi lối sống trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Bác sĩ có thể đề nghị một vài thay đổi lối sống có thể giúp tăng tốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Một trong những thay đổi lối sống phổ biến nhất được khuyến nghị cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất sắt và vitamin.

Bạn cần tăng cường thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: thịt đỏ, hải sản, gia cầm, đậu, rau bina, ngũ cốc tăng cường chất sắt, mì ống và bánh mì

Vitamin C giúp hấp thu sắt, vậy nên bạn có thể kết hợp thực phẩm hoặc đồ uống giàu vitamin C với thực phẩm giàu sắt.

Chế độ ăn lành mạnh giúp cơ thể nhanh chóng không còn thiếu máu thiếu sắt

\

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36