Trang chủ » Tác dụng phụ phổ biến của thuốc sắt mẹ bầu nên biết

Tác dụng phụ phổ biến của thuốc sắt mẹ bầu nên biết

(05/06/2020)

Thông thường phụ nữ mang thai được khuyên bổ sung thêm sắt khi mang thai để đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể mẹ và em bé. Thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sắt cho bà bầu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Mẹ bầu cùng tìm hiểu những tác dụng phụ phổ biến khi bổ sung sắt trong thai kỳ và cách phòng ngừa han chế tác dụng phụ khi bổ sung sắt.

Rate this post

1. Các dạng thuốc bổ sung sắt

Sắt là một khoáng chất cần thiết tạo hemoglobin, cung cấp oxy cho cơ thể. Bổ sung sắt khi mang thai là biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Các dạng thuốc bổ sung sắt phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm: thuốc sắt dạng viên và thuốc sắt dạng nước. Tùy theo nhu cầu, mà bà bầu chọn loại thuốc sắt phù hợp.

Sắt nước dễ hấp thu, ít gây táo bón nhưng thường khó uống và dễ gây buồn nôn.

Viên sắt có ưu điểm dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn và dễ gây nóng trong dẫn đến táo bón.

Thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu thường ở dạng sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ có ưu điểm dễ dàng hấp thu và ít gây tác dụng phụ hơn so với sắt vô cơ.

Bổ sung sắt đúng loại và đúng liều lượng giúp hạn chế tác dụng phụ không mong muốn do bổ sung sắt

2.Tác dụng phụ của thuốc sắt

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên bổ sung sắt 27 – 30mg sắt/ngày bên cạnh chế độ ăn uống các thực phẩm giàu sắt.

Một số loại thuốc sắt thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà chúng cung cấp. Phần sắt không được hấp thu gây lắng đọng và sinh ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Các triệu chứng như táo bón, phân đen,tiêu chảy, chán ăn. Buồn nôn dai dẳng, co thắt dạ dày, dị ứng phát ban.
  • Kích ứng niêm mạc dạ dày, đây là tình trạng gây ra do thuốc sắt được khuyến khích bổ sung khi đói.
  • Bổ sung dư thừa sắt cũng có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày, do không được hấp thụ hết.
  • Nóng trong gây cảm giác khó chịu hoặc mệt mỏi ở mẹ bầu.
  • Sắt bổ sung dư thừa, nếu tích trữ trong thời gian dài không được chữa trị dễ gây tổn thương gan, tim và tăng nguy cơ ung thư.

Do đó, bổ sung thuốc sắt cần đúng liều lượng khuyến cáo để giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

3. Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc sắt

  • Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ táo bón khi bổ sung sắt
  • Tăng cường nguồn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, khoai lang, bí đỏ, cà rốt….
  • Bổ sung sắt kết hợp cùng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm các loại trái cây họ cam,chanh, bưởi, dâu tây, chuối, đu đủ chín,..Vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể.
  • Hạn chế đồ uống chứa caffeine, đồ uống có ga, bia, rượu vì chúng làm giảm hấp thu sắt.
  • Nên chọn viên sắt hữu cơ thay vì sắt vô cơ vì sắt hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị táo bón.
  • Hạn chế những thực phẩm chiên, xào

Uống thuốc sắt đúng cách và liều lượng để đạt được hiệu quả cao. Nếu có dấu hiệu tác dụng phụ khi bổ sung sắt không tự ý dừng thuốc mà báo với bác sĩ để thay đổi liều lượng phù hợp.

Hiện nay trên thị trường có sắt hữu cơ Ferrochel – là một dạng phát minh của non – heme sắt. Đây là dạng ion sắt được nhiều cơ quan, tổ chức uy tín tại Châu Âu công nhận an toàn và khả dụng sinh học, là một trong các chất được phép dùng cho thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt.

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel an toàn và khả dụng sinh học cao. Ferrochel cũng nhận được số đăng ký từ CAS của Hiệp hội Hóa học Mỹ (TRAACS FTIR) và FAD (Mỹ) về độ an toàn tuyệt đối.

  • Lựa chọn viên sắt có thành phần là Ferrochel sẽ giúp người thiếu máu thiếu sắt bổ sung đúng loại:
  • Khả dụng sinh học cao nhất
  • Khả năng dung nạp tốt hơn so với sắt vô cơ, mà ít gây kích ứng đường tiêu hóa
  • Tính hiệu quả
  • An toàn hơn trong việc sử dụng
  • Không có phản ứng với các thành phần thức ăn khác, vitamin và khoáng chất

4. Thời điểm nên uống thuốc bổ sung sắt

Đa phần các loại thuốc bổ sung sắt có thành phần sắt là dạng muối sắt hóa trị II được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên, uống sắt lúc đói dễ gây kích ứng ruột và đau dạ dày. Các dạng muối sắt hóa trị III thường được khuyên sử dụng sau bữa ăn no. Điều này sẽ làm cải thiện tình trạng kích ứng dạ dày hơn khi uống dạng muối sắt hóa trị II.

Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích, thời điểm thích hợp cung cấp sắt là vào sáng sớm. Vì thời gian này hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.

Hạn chế uống viên sắt  trước giờ đi ngủ vì chúng có thể gây trào ngược khiến mẹ bầu khó ngủ ngon.

Lựa chọn sắt đúng loại hấp thu cao, không táo bón, nóng trong sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn