Trang chủ » Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

(15/09/2022)

Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe và khả năng tiết sữa của bà mẹ nuôi con bú. Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không? Mẹ sau sinh nên đi ngủ vào giờ nào để đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé?

5 (100%) 2 votes

Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

Nguyên nhân mẹ sau sinh thức khuya, khó ngủ

Mẹ sau sinh thức khuya do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể gồm có:

  • Nội tiết tố thay đổi sau sinh khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ
  • Tâm lý lo lắng nếu ngủ hoặc ngủ quá say giấc sẽ không biết khi nào con quấy khóc, cần được cho bú, làm vệ sinh hay có vấn đề bất thường.
  • Quá trình chăm sóc con nhỏ bất kể giờ giấc trong ngày khiến nhịp sinh học bị rối loạn
  • Do các tác nhân từ bên ngoài như tiếng ồn, thời tiết
  • Căng thẳng, áp lực đến từ người thân trong gia đình trong quá trình chăm sóc con như sự khác biệt quan điểm về chăm sóc, nuôi dạy dẫn đến mâu thuẫn; gia đình không quan tâm, chăm sóc,… dẫn đến stress, thậm chí còn gây trầm cảm sau sinh và khiến sản phụ khó ngủ, mất ngủ, thức khuya
  • Mẹ sau sinh bị suy nhược cơ thể do không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không sử dụng viên sắt uống sau sinh gây thiếu máu thiếu sắt, không cung cấp đủ oxy cho não khiến sản phụ mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, mất ngủ,…

Uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ

Viên sắt cho mẹ sau sinh – hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

Mẹ sau sinh hay thức khuya có nguy cơ bị mất sữa rất cao. Thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mệt mỏi, căng thẳng và ức chế hoạt động của hormone Prolactin – hormone quyết định khả năng tiết sữa của người mẹ, khiến bà mẹ bị ít sữa, lâu ngày có thể gây mất sữa. Ngoài ra, thức khuya cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiết các loại hooc môn khác gián tiếp gây mất sữa:

  • Hormone Oxytocin có nhiệm vụ giải phóng sữa ra ngoài bầu ngực để trẻ bú được. Oxytocin là 1 trong 4 loại hormone hạnh phúc, chỉ được tiết ra khi chúng ta có tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Bà mẹ thức khuya, khó ngủ thường mệt mỏi, mất ngủ kéo dài còn là nguyên nhân phổ biến gây stress khiến nồng độ Oxytocin bị suy giảm nhiêm trọng và khiến bà mẹ mất sữa nhanh hơn.
  • Hormone Estrogen không chỉ có nhiệm vụ duy trì sức khỏe sinh lý nữ mà còn giúp tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa, giúp quá trình sản xuất sữa có hiệu quả cao. Nồng độ Estrogen quá cao khiến quá trình tiết sữa bị ức chế nhưng nếu mẹ sau sinh ngủ muộn, mất ngủ kéo dài cũng sẽ khiến nồng độ Estrogen xuống quá thấp, bầu vú teo nhỏ và mẹ sau sinh bị mất sữa.
  • Hormone Progesterone tự động giảm nồng độ sau quá trình sinh nở để báo hiệu cho cơ thể đã đến lúc tiết sữa. Đồng thời hormone Progesterone cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình phát triển nang và thùy tuyến vú, thúc đẩy quá trình tiết sữa. Thức khuya, khó ngủ khiến nồng độ Progesterone đột ngột suy giảm và làm mất sữa.

Cùng với mất sữa, mẹ sau sinh thức khuya, khó ngủ, mất ngủ cũng thường xuyên bị mệt mỏi, cơ thể suy nhược, dễ bị mắc bệnh do hoạt động miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ sau sinh bị stress, trầm cảm sau sinh.

Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

Thức khuya, khó ngủ kéo dài khiến hoạt động của tuyến nội tiết bị ảnh hưởng, mẹ sau sinh bị ít sữa hoặc có thể bị mất sữa hoàn toàn khi mất ngủ kéo dài

Khắc phục tình trạng ngủ muộn, khó ngủ ở mẹ sau sinh như thế nào?

Mẹ sau sinh thức khuya, khó ngủ cần được khắc phục, cải thiện bằng những cách dưới đây:

  • Cho uống viên sắt sau sinh và thường xuyên ăn thực phẩm giàu sắt, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bằng chế độ ăn khoa học kết hợp với việc sử dụng viên uống không chỉ là cách kích sữa về nhiều, mà còn giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn
  • Áp dụng nguyên tắc con ngủ – mẹ ngủ để đảm bảo thời gian ngủ và nghỉ ngơi sau sinh.
  • Có thể sắp xếp thời gian đi ngủ sớm hơn thường lệ để thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ không bị ảnh hưởng.
  • Tắm nước ấm, ngâm chân, massage cơ thể vào buổi tối, đọc sách hoặc có hình thức thư giãn, giải trí phù hợp để thả lỏng cơ thể và tinh thần, giúp mẹ sau sinh dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con với chồng và toàn bộ người thân trong gia đình để có nhiều thời gian ngủ, nghỉ ngơi hơn, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả hơn.
  • Thực hiện các bài tập hít thở, thư giãn cơ.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử khi chuẩn bị đi ngủ để não bộ không bị kích thích gây khó ngủ.
  • Không nên uống cà phê hoặc giảm dần lượng caffeine sử dụng hàng ngày để tránh não bộ bị kích thích gây khó ngủ.
  • Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh để xây dựng thời gian biểu phù hợp.

Mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không?

Thời gian đi ngủ ban đêm tốt nhất là từ 21h – 23h mỗi ngày để đảm bảo thời lượng và chất lượng giấc ngủ cho mẹ sau sinh

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu mẹ sau sinh hay thức khuya có bị mất sữa không và cách cải thiện, khắc phục. Giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng với khả năng tiết sữa của các bà mẹ. Vì thế các mẹ cần sắp xếp sao cho có thể ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất và không đi ngủ sau 23h đêm để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và khả năng tiết sữa của tuyến vú.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn