Trang chủ » Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

(27/01/2021)

Bà bầu cần thực hiện khám và xét nghiệm thai kỳ để theo dõi sức khỏe, sự phát triển của mẹ và bé, kịp thời phát hiện biến chứng. Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần.

5 (100%) 1 vote

Tại sao phải thực hiện đúng lịch khám thai cho mẹ bầu

Khám thai định kỳ có những tác dụng cụ thể như sau:

  • Giúp bà bầu và gia đình nắm rõ quá trình phát triển của thai nhi.
  • Bà bầu được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý và những vấn đề không nên thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.
  • Được tư vấn liều lượng phù hợp để bà bầu bổ sung các vi chất thai kì: sắt và canxi, DHA, …
  • Các kết quả khám, xét nghiệm chỉ có tính chính xác tạm thời. Diễn biến thai kỳ thay đổi theo thời gian cùng với sự phát triển của thai nhi.
  • Những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai cho mẹ bầu thường sinh con có cân nặng đúng chuẩn và có tỷ lệ trẻ tử vong thấp hơn 5 lần so với bà bầu không khám thai định kỳ.

Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

Khám thai sẽ được tư vấn hàm lượng vi chất thai kì phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu

Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

1. Khám thai lần đầu

Ngay khi phát hiện có thai (thường từ tuần thứ 5 – 8) bà bầu cần đi khám thai ngay để xác định chính xác việc mang thai và vị trí làm tổ của thai.

Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  • Dựa vào chiều cao, cân nặng mẹ bầu xác định chỉ số BMI để biết bà bầu có bị béo phì, thừa cân hay không.
  • Đo huyết áp xem mẹ bầu có bị cao huyết áp và nguy cơ tiền sản giật hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu xác định nồng độ hormone (hCG) để xác định sự phát triển của thai nhi.
  • Siêu âm để phát hiện bất thường, xác định tuổi và vị trí của thai.
  • Xác định ngày dự sinh dựa theo kỳ kinh nguyệt cuối.
  • Xét nghiệm máu xác định nồng độ kháng thể sau tiêm vắc xin sởi, thủy đậu. giang mai, viêm gan B, HIV/AIDS, thiếu máu thiếu sắt

Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

Ngay khi phát hiện có thai (thường từ tuần thứ 5 – 8) bà bầu cần đi khám thai ngay

2. Khám thai lần 2

Thời gian khám: Thai nhi 8 tuần tuổi.

Mục đích: Kiểm tra toàn diện để phát hiện tim thai, xác định vấn đề của phôi thai (nếu có)

Xét nghiệm cần thực hiện: Giống lần 1.

3. Khám thai lần 3

Thời gian: 10 tuần – 13 tuần 6 ngày

Mục đích: Xác định dị tật ở thai nhi (nếu có)

Xét nghiệm:

  • Thalassemia: Xác định chứng thiếu máu di truyền, hồng cầu tan sớm khiến cơ thể và thai nhi bị thiếu oxy
  • Double test: Đo tim thai
  • Siêu âm: Xác định dị dạng chi nếu có), thoát vị cơ hoành, độ mờ da gáy để xác định bệnh Down (nếu có).
  • Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai nhi có mắc bệnh di truyền bà bầu sẽ được chỉ định là sinh thiết gai nhau(CVS). Sinh thiết gai nhau cần được thực hiện sớm tại tuần 10 – 13 của thai kỳ.

4. Khám thai lần 4

Thời gian: 14 – 16 tuần

Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định các nguy cơ mắc dị tật thai nhi bẩm sinh

Xét nghiệm: Làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm thai thông thường

5. Khám thai lần 5

Thời gian: tuần 16 – 20

Mục đích: Theo dõi sự phát triển và xác định chính xác dị tật bẩm sinh (nếu có)

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra tim thai và đo tử cung theo tuổi thai
  • Siêu âm: Theo dõi sự phát triển của thai nhi và những bất thường về ối (nếu có)
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định đường huyết, protein để xác định tiểu đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật
  • Chọc ối: Nếu thai nhi có dị tật bất thường bác sĩ sẽ chọc ối để xác định chính xác tình trạng
  • Xét nghiệm Triple test: Xác định rối loạn gen và dị tật ống thần kinh

6. Khám thai lần 6

Thời gian: Tuần 20 – 24

Mục đích: Theo dõi hình thái, tầm soát bất thường của thai nhi tại tim, não, thận, cột sống, xương, chân tay, bụng, vị trí nhau thai và lượng nước ối.

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi và nước ối

Nếu thấy có bất thường thể chất nghiêm trọng bác sĩ có thể cân nhắc đình chỉ thai kỳ. Việc này chỉ nên được thực hiện trước tuần 24

7. Khám thai lần 7

Thời gian: 24 tuần – 27 tuần 6 ngày

Mục đích:  Kiểm tra thay đổi bất thường trên mẹ, sự bất dồng nhóm máu và những tác dộng tới thai nhi

Xét nghiệm:

  • Chỉ số BMI
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Tính tuổi thai và đo tim thai
  • Siêu âm: Theo dõi ối và sự phát triển của thai nhi
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu tầm soát tiểu đường, xác định sự bất đồng nhóm máu giữa bà bầu và thai nhi, xác định kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của thai nhi và chỉ định tiêm glubulin nếu cần.

8. Khám thai lần 8 – 10

Thời gian: Tuần 28 – 36

Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, theo dõi thai nhi phát triển, tiêm phong cuống rốn

Xét nghiệm:

  • Máu
  • Nước tiểu
  • Siêu âm: Xác định ngôi thai và hướng dẫn cách xoay ngôi thai thuận, kiểm tra cổ tử cung theo dõi dấu hiệu sinh
  • Tiêm phòng uốn ván: 2 mũi cách nhau 1 tháng
  • Xét nghiệm Non – stress (NST): Xác định lượng oxy thai nhi nhận được

Lịch khám thai cho mẹ bầu và những xét nghiệm chính trong từng lần

Khám thai lần 8 – 10 kiểm tra ngôi thai, theo dõi thai nhi phát triển, tiêm phong cuống rốn

9. Khám thai lần 11 – 14

Thời gian: Tuần 36 – 40

Mục đích: Kiểm tra tử cung và dấu hiệu sinh

Xét nghiệm:

  • Kiểm tra cổ tử cung, khung chậu
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm Non – stress

10. Khám thai lần 15

Thời gian: Tuần 40 – 42

Mục đích: Cân nhắc sinh thường hay can thiệp sinh.

Xét nghiệm:

  • Thăm khám
  • Siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi và ối

Trên đây là lịch khám thai cho mẹ bầu chi tiết với những xét nghiệm thai kỳ cần thực hiện và những theo dõi cần quan tâm tỏng từng tháng mang thai. Bà bầu nên thực hiện lịch khám thai đầy đủ để theo dõi và bảo vệ con tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn