Trang chủ » Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

(12/03/2022)

Trầm cảm sau sinh là rối loạn tâm lý của phụ nữ sau sinh con, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hiện tượng trầm cảm sau sinh thường xảy ra ở những đối tượng nào và cách phòng tránh ra sao là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Rate this post

Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

Trầm cảm sau sinh có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây là người có nguy cơ cao bị trầm cảm hơn cả:

  • Phụ nữ sinh con dưới 18 tuổi.
  • Người có tiền sử bị trầm cảm sau sinh ở lần sinh trước, có nguy cơ tái phát đến 50%.
  • Phụ nữ sau sinh thiếu sự giúp đỡ, sẻ chia và đồng cảm của người thân, nhất là của chồng.
  • Người có tiền sử bị trầm cảm trước khi mang thai, nguy cơ bị trầm cảm sau sinh là 25%.
  • Cuộc sống gia đình có nhiều áp lực, từ vấn đề tình cảm đến tài chính.
  • Người có thai ngoài mong muốn.
  • Giai đoạn trước sinh phải trải qua nhiều căng thẳng như: bệnh tật, hiếm muộn…
  • Người sinh con so thường dễ bị trầm cảm sau sinh hơn người sinh con dạ.
  • Gia đình có người bị trầm cảm cũng khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc phải căn bệnh này.

Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

Phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng như thế nào?

Trầm cảm sau sinh nếu không được khắc phục sớm sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, thân cận nhất là đứa con và người chồng. Vậy trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Ảnh hưởng đến bản thân sản phụ

Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể diễn tiến thành trầm cảm mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phụ cả về thể chất lẫn tinh thần:

  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, chán nản, cuộc sống không còn niềm vui.
  • Mẹ không có đủ năng lượng để hoạt động, ngay cả những sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là việc chăm sóc con.
  • Người mẹ không thể chăm sóc bé tốt nhất.
  • Tăng nguy cơ bị ít sữa, mất sữa, không đủ sữa nuôi con.
  • Có suy nghĩ tự tử, nhiều trường hợp đã tiến tới hành vi tự sát cả mẹ và con.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến em bé

Con của những sản phụ gặp phải hiện tượng trầm cảm sau sinh có nguy cơ gặp phải các vấn đề về cảm xúc và hành vi:

  • Bé không được chăm sóc tốt.
  • Không được hoặc được bú sữa mẹ ít, phải uống sữa ngoài.
  • Trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ.
  • Liên kết mẹ – con bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Trẻ thiếu tình thương, không phát triển tốt nhất về mặt cảm xúc.
  • Trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực, bất thường, dễ kích động hơn những đứa trẻ bình thường khác.
  • Trẻ thường xuyên căng thẳng, stress, gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội.

Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

Con của những sản phụ bị trầm cảm sau sinh có thể bị ảnh hưởng về tâm lý

Đối với người chồng

Có vợ bị trầm cảm sau sinh, những người chồng cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Cảm xúc tiêu cực của vợ cũng ảnh hưởng nhiều đến họ cả về tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Những căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến người chồng có nguy cơ cao bị trầm cảm.

Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng trầm cảm sau sinh ở nữ giới

Để giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh một cách hiệu quả nhất, phụ nữ cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm.

Giai đoạn mang thai

Ngay từ khi mang thai, bà bầu cần được quan tâm và chăm sóc chu đáo để mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, nhất là các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, acid amin… Bên cạnh đó, hãy tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… để cơ thể luôn khỏe mạnh và tâm trạng thoải mái, tươi vui giúp ngăn ngừa trầm cảm.

Đối với những mẹ bầu có tiền sử bị trầm cảm thì cần đi khám tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Mẹ cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ trong thời kì mang thai cần bổ sung đầy đủ những vi chất cần thiết: sắt, axit folic, canxi, DHA, … Đặc biệt là DHA – bởi theo nghiên cứu, thiếu DHA trong thai kì có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong giai đoạn này!

Hiện tượng trầm cảm sau sinh dễ xảy ra ở những sản phụ nào?

Sản phẩm bổ sung DHA cho bà bầu và mẹ sau sinh

Giai đoạn sau sinh

Sau sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp mau hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé thông qua sữa mẹ. Các dưỡng chất mẹ nên bổ sung cũng tương tự như giai đoạn mang thai. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung đủ DHA từ khi mang thai và trong giai đoạn cho con bú – thành phần quan trọng với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ có thể bổ sung DHA từ những thực phẩm giàu DHA như cá hồi, các loại cá biển, trứng gà, các loại hạt, sữa… Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung DHA cho bà bầu và DHA cho mẹ sau sinh dạng viên uống vì chúng chứa hàm lượng DHA phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ và cung cấp cho em bé.

Bên cạnh đó, hãy duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh như: tập thể dục mỗi ngày, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, làm những điều mình thích như xem phim, nghe nhạc để tâm trạng luôn vui vẻ.

Hãy nghĩ đến em bé với những gì tích cực nhất. Không quá kỳ vọng vào bản thân để giảm bớt áp lực. Nếu có khó khăn hãy chia sẻ với chồng, với người thân, bạn bè.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn