Trang chủ » Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong mẹ nên lưu ý

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong mẹ nên lưu ý

(06/05/2024)

Mẹ tìm hiểu dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong để nhanh chóng xử lý kịp thời. Mổ đẻ không phải lúc nào cũng thuận lợi và đôi khi xảy ra nhiều vấn đề ngoài ý muốn.

Rate this post

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong mẹ nên lưu ý

Sau phẫu thuật mổ đẻ mẹ cần mất khoảng 3 tháng để có thể lành vết thương. Trong thời gian này mẹ có thể bị vỡ vết khâu do nhiều yếu tố khác nhau. Mẹ cần lưu ý dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong để nhanh chóng tới cơ sở y tế tin cậy gần nhất kịp thời khắc phục, cụ thể:

  • Vết mổ đẻ sau sinh bắt đầu sưng tấy và đau.

Dấu hiệu đầu tiên và có thể nhìn thấy rõ nhất chính là vết thương bị sưng to do bị nhiễm trùng. Sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt cao từ 38-40 độ và những cơn đau nhói.

Trường hợp này mẹ có thể bị nhiễm trùng do hậu sản. Mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để kịp thời đưa ra biện pháp điều trị, để tránh bị hoại tử vết mổ, nhiễm trùng máu hoặc gây ra những tổn thương vùng da bên cạnh. 

Nếu mẹ có tình trạng sốt cao liên tục kèm các biểu hiện của nhiễm trùng như môi khô, da vàng, nước tiểu sẫm màu, khó thở thì có thể mẹ bị nhiễm trùng huyết. Trường hợp này mẹ cần phải điều trị khẩn cấp nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

  • Vết mổ đẻ bị rỉ máu và thấy được phần thịt bên trong.

Khi mẹ nhìn thấy vết mổ bị rỉ máu và hở nhìn thấy thịt bên trong thì đó là dấu hiệu đã bị bục vết mổ đẻ bên trong. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như kỹ thuật khâu chưa đúng hoặc do mẹ vận động mạnh trong thời gian hồi phục sau sinh. Khi gặp phải trường hợp này mẹ cần điều trị và chăm sóc vết mổ kịp thời đúng cách để tránh bị những biến chứng không đáng có. 

  • Vết mổ đẻ bắt đầu có mùi hôi và ra dịch mủ.

Khi có mùi hôi và dịch mủ có nghĩa là vết mổ đẻ của mẹ đã bị nhiễm trùng rất nặng, sẽ có nguy cơ bị bục và không liền sẹo được. Tình trạng dịch sẽ đánh giá được mẹ đang bị viêm niêm mạc tử cung hoặc viêm cơ tử cung kèm sốt cao. 

Những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm đơn thuần do cơ thể đáp ứng trong quá trình miễn dịch với vi khuẩn xâm nhập.

Nếu có mẹ có các triệu chứng nặng thì cần tới bác sĩ để kịp thời can thiệp.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong mẹ nên lưu ý

Mẹ cần chú ý nếu thấy vết đẻ mổ xuất hiện dấu hiệu bất thường

Nguyên nhân gây bục vết mổ đẻ sau sinh

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bục vết mổ đẻ sau sinh như:

  • Mẹ mang thai quá sớm: Khi mang thai sớm hoặc chuyển dạ lần tiếp theo cũng là nguyên nhân gây ra vết bục mổ đẻ bên trong. Khi vết mổ chưa thực sự lành việc mang thai hoặc chuyển dạ đòi hỏi sự căng thẳng và lực mạnh trên vùng bụng sẽ làm chỉ khâu bị bung ra. 
  • Quan hệ sớm: Quan hệ tình dục sớm có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ sau sinh. Theo các chuyên gia thì khoảng 3 tháng sau sinh mới nên quan hệ tình dục. Quan hệ sớm sẽ khiến mẹ sau sinh cảm thấy đau đớn và tăng nguy cơ bị bục chỉ mổ.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Mẹ sau sinh ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hướng tới quá trình lành vết mổ sau sinh. Thiếu hụt protein và các vi lượng như sắt, kẽm, canxi sẽ làm chậm quá trình tái tạo tế bào và làm vết thương lâu lành hơn. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn thực phẩm gây đầy hơi và các chất kích thích. 
  • Mẹ tắm quá sớm hoặc ngâm mình trong nước: Mẹ tắm sớm sau khi mổ đẻ sẽ gây ra nguy cơ bị bục chỉ mổ. Chỉ mổ khi gặp nước sẽ rất dễ bị tung ngoài ra nước cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây ra nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Mẹ cọ xát vào vết mổ khi chưa lành: Chà xát hoặc bôi kem lên vết mổ sẽ gây ra kích ứng da và giảm quá trình lành của vết mổ. 
  • Mẹ vệ sinh vết mổ không đúng cách: Khi sinh mổ sản dịch ra nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó khi sinh mổ mẹ cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ được giữ sạch và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong mẹ nên lưu ý

Mẹ mang thai quá sớm có thể dẫn đến bục vết mổ đẻ bên trong

Mẹ nên làm gì khi bục vết mổ đẻ bên trong?

Bên cạnh tìm hiểu dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong, sau đây là những điều mẹ nên làm khi gặp tình trạng này:

  • Mẹ cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý vết thương.
  • Bác sĩ sẽ tuỳ theo từng trường hợp để điều trị như khâu lại vết mổ hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm. 
  • Mẹ sau sinh cần phải nghiêm túc chấp hành các hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng lành vết thương và không gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình. 
  • Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương, để nhanh lành mẹ cần bổ sung thêm thịt, trứng, sữa, các loại hạt, rau xanh hoa quả, các loại tinh bột như gạo và khoai tây. 

Sau sinh, ngoài những lưu ý để chăm sóc vết mổ và tầng sinh môn, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân bổ sung đầy đủ sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống nhằm bù lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Nên sử dụng viên sắt tích hợp chứa thêm vitamin C vừa tăng khả năng hấp thụ sắt vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sản xuất collagen- thành phần tái tạo da giúp lành vết mổ nhanh hơn. 

sắt và axit folic cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ sau sinh – nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu dấu hiệu bục vết mổ đẻ bên trong và gợi ý giải pháp xử lý cho mẹ. Mẹ sau sinh cũng nên tìm hiểu kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ nhằm lấy lại sức khỏe như ban đầu. Chúc mẹ sau sinh sớm lành vết mổ, có sức khỏe tốt chăm bé lớn khôn toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn