Trang chủ » Chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

(16/08/2023)

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì để giúp trẻ nhanh chóng có giấc ngủ ngon. Qua đó có thể bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức, thành tích học tập và chất lượng cuộc sống của bé.

Rate this post

Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mặc dù tuổi dậy thì vẫn được gọi bằng cụm từ “Tuổi ăn tuổi ngủ” thì trẻ dậy thì vẫn có thể bị mất ngủ do nhiều lý do khác nhau. Tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ các bố mẹ mới có thể hỗ trợ bé cải thiện, khắc phục mất ngủ, bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ gồm có:

Thay đổi hormone

Ở tuổi dậy thì nồng độ các hormone có sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó có các hormone adrenaline, cortisone (tuyến yên) và cortisol (tuyến thượng thận). Đây là những hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Lượng hormone được sản xuất không đồng đều sẽ khiến trẻ dậy thì bị khó ngủ.

Chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nồng độ hormone thay đổi khiến trẻ dậy thì bị khó ngủ, mất ngủ

Áp lực học tập

Áp lực học tập phải đạt thành tích tốt đến từ gia đình và nhà trường, những kỳ thi căng thẳng khiến hệ thần kinh của trẻ dậy thì phải chịu áp lực rất lớn và gây mất ngủ. Đồng thời, thói quen thức khuya học bài khiến đồng hồ sinh học của bé bị thay đổi và cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ.

Ăn, uống trước khi ngủ

Ăn hay uống những món ăn, thức uống giàu năng lượng như bánh ngọt, thức ăn nhanh, trà sữa,… sẽ khiến bé bị khó ngủ. Nguyên nhân vì hệ tiêu hóa phải chịu nhiều áp lực và tình trạng dư thừa năng lượng sẽ khiến trẻ tỉnh táo trong thời điểm đáng lẽ cần chìm vào giấc ngủ.

Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ

Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ, sóng điện từ của các thiết bị này sẽ tác động đến não bộ của bé. Đồng thời sự phấn khích khi chơi game, trò chuyện với bạn bè, tương tác trên không gian mạng sẽ khiến trẻ khó dừng lại để đi ngủ và bị thao thức, khó chìm vào giấc ngủ.

Chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bé sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ khiến sóng điện từ tác động đến hệ thần kinh gây mất ngủ

Không gian ngủ không đảm bảo chất lượng

Phòng ngủ chật chội, nóng bức, có nhiều ánh sáng hay tiếng ồn,… cũng khiến trẻ khó ngủ hơn. Tiếng ồn còn có thể khiến bé giật mình thức giấc, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Trẻ mắc bệnh lý

Trẻ cũng có thể mắc chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì do một số bệnh lý như thiếu máu não, suy nhược thần kinh, trầm cảm, viêm da, viêm đường hô hấp,…

Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Trẻ dậy thì bị mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trẻ bị mắc chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì kép dài có nguy cơ cao bị mụn trứng cá, quá trình phát triển chiều cao bị ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể. Các bé gái bị mất ngủ kéo dài còn khiến vòng 1 kém phát triển và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Do đó cha mẹ cần phải giúp bé nhanh chóng tìm cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, giúp sức khỏe và quá trình phát triển của bé không bị ảnh hưởng.

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Những cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì hiệu quả:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé thông qua các bữa ăn hàng ngày. Thực đơn cho trẻ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ. Riêng các bé gái cần được chú trọng bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, trứng, các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả lựu, dâu tây, cam,… Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho trẻ dậy thì nữ bằng các viên sắt trong những ngày đèn đỏ để bù lại lượng máu bị mất đi.
  • Không ngủ trưa quá nhiều, thời gian ngủ trưa thích hợp là 15 – 30p và tối đa là 60p.
  • Không nên tạo cho bé quá nhiều áp lực trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái trước khi ngủ để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Giúp bé duy trì thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu.
  • Hạn chế cho bé sử dụng điện thoại, máy tính ngay trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, có ít ánh sáng khi đến giờ ngủ.
  • Kiểm soát loại thực phẩm và lượng thức ăn bé được ăn trước khi đi ngủ. Không nên cho bé ăn hay uống các loại thực phẩm giàu năng lượng để bé không bị mất ngủ và còn giúp kiểm soát cân nặng, chống thừa cân, béo phì cho trẻ dậy thì.
  • Cho bé đi khám ngay khi nhận thấy bé bị mất ngủ kèm các triệu chứng bất thường như sốt, chóng mặt, thường xuyên bị giật mình, thở hổn hển khi giật mình thức giấc, ngáy to,… Trẻ bị mất ngủ kéo dài trên 4 tuần cũng cần được đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Những trẻ gái mắc chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì do bị thiếu máu thiếu sắt khá phổ biến. Khi này uống viên sắt là cần thiết và bé cũng cần chú ý thực hiện đúng hướng dẫn về liều lượng, thuốc bổ máu uống trước hay sau khi ăn thì đạt kết quả tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn