Trang chủ » Trẻ tăng động giảm chú ý: dấu hiệu nhận biết và những việc mẹ nên làm

Trẻ tăng động giảm chú ý: dấu hiệu nhận biết và những việc mẹ nên làm

(21/03/2024)

Ngày càng có nhiều trẻ tăng động giảm chú ý. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Ba mẹ cần nhận biết và can thiệp sớm để giúp bé được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

Rate this post

Tăng động giảm chú ý là bệnh gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tác động trực tiếp đến não bộ khiến bé bị mất khả năng kiểm soát hành vi, khó tập trung, năng động hơn rất nhiều so với những em bé đồng trang lứa.

Theo thống kê, trên thế giới có đến 7,2% trẻ bị tăng động giảm chú ý. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp đôi bé gái. Đây là con số đáng báo động ba mẹ cần lưu ý để giúp con được phát triển một cách bình thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Mỗi bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để hỗ trợ con trẻ phát triển khỏe mạnh. Trong đó, cần nhận biết được trẻ tăng động giảm chú ý để đưa con đi điều trị sớm, nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có các dấu hiệu dưới đây:

Thiếu chú ý, mất tập trung

Trẻ tăng động giảm chú ý: dấu hiệu nhận biết và những việc mẹ nên làm

Trẻ tăng động giảm chú ý rất khó tập trung trong học tập và cuộc sống thường ngày

Một em bé mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ có ít nhất 6 trong 9 hành vi dưới đây, xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống thường ngày:

  • Thiếu tập trung khi tham gia các hoạt động.
  • Không chú ý chi tiết và hay mắc lỗi.
  • Không chú ý lắng nghe khi người khác đang nói chuyện với mình.
  • Khó khăn trong việc quản lý thời gian, công việc, học tập.
  • Không thể làm theo hướng dẫn của người khác.
  • Thường xuyên làm mất đồ.
  • Không thích và né tránh những công việc liên quan đến vận dụng trí óc.
  • Dễ bị phân tâm.
  • Thường xuyên quên làm các công việc hằng ngày.

Tăng động, bốc đồng

Trẻ bị tăng động thường có 6 trong các triệu chứng sau:

  • Nói quá nhiều.
  • Bồn chồn chân tay.
  • Không thể ngồi yên một chỗ.
  • Nói câu trả lời ngay cả khi câu hỏi chưa kết thúc.
  • Lèo chèo, chạy nhảy khắp nơi.
  • Gặp khó khăn khi phải chờ đợi.
  • Không thể tham gia hoạt động giải trí một cách yên tĩnh.
  • Thường xuyên làm gián đoạn các hoạt động của người khác.

Chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ tăng động thường chậm phát triển ngôn ngữ. Giai đoạn đầu đời, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ bình thường nhưng sau đó sẽ chậm lại và gặp vấn đề khi nói, khi giải thích, diễn đạt bằng lời nói.

Khó kiềm chế cảm xúc

Một dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý đó là trẻ thường xuyên dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc. Do đó, trẻ dễ không vừa lòng nên hay xô xát, đánh nhau với bạn bè. Đây cũng là lý do trẻ tăng động giảm chú ý khó có bạn bè, thường bị những đứa trẻ khác xa lánh, cô lập. 

Trẻ tăng động giảm chú ý: dấu hiệu nhận biết và những việc mẹ nên làm

Trẻ dễ nổi giận, khó kiềm chế cảm xúc cá nhân

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý?

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nếu phát hiện con mắc hội chứng này, ba mẹ cần làm ngay những việc dưới đây cho con:

  • Giáo dục hành vi cho trẻ: Hãy trò chuyện với con, hướng dẫn và căn dặn con kỹ hơn để con có những hành vi phù hợp trong các trường hợp của cuộc sống thường ngày. Hãy trao đổi với thầy cô để cùng hỗ trợ nhau giúp con cải thiện tình trạng bệnh của mình để hòa nhập với cuộc sống.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, đội nhóm, chơi thể thao ngoài trời… để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung.
  • Không nên chê bai và quát mắng nặng lời trẻ, nhất là khi đang có sự chứng kiến của người khác vì trẻ tăng động thường có lòng tự trọng rất cao.
  • Hãy khen ngợi khi trẻ có hành động đúng đắn để khích lệ bé tiến bộ mỗi ngày.
  • Chỉ nên hứa với trẻ nếu bạn chắc chắn làm được vì trẻ mắc hội chứng này rất dễ thất vọng, chán nản khi bạn không làm như những gì bạn nói.
  • Nói chuyện với trẻ bằng những lời nói cụ thể, dễ hiểu, không nói chung chung, trừu tượng.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Trong đó, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu DHA như cá hồi, trứng gà và cho bé uống viên bổ sung DHA để cung cấp đủ hàm lượng cơ thể cần. DHA đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của bé.

dha cho tre nho

Sản phẩm bổ sung DHA và D3 cho trẻ nhỏ – nhập khẩu Châu Âu

Khi bổ sung DHA, ba mẹ cần biết DHA cho bé uống sáng hay tối. Theo khuyến cáo, thời điểm uống DHA tốt nhất là sau bữa ăn tối giàu chất béo để giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất. Ba mẹ hãy lưu ý vấn đề này để bổ sung đúng cách cho bé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn