(30/05/2017)
Thiếu máu là tình trạng bệnh lý với triệu chứng máu bị giảm về số lượng hồng cầu hoặc huyết cầu tố (còn gọi là hemoglobin) hoặc giảm cả hai. Chỉ có xét nghiệm mới có thể biết được cơ thể có bị thiếu máu hay không, và nguyên nhân của thiếu máu là gì, từ đó mới có cách điều trị thích hợp.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể thiếu máu mà bất cứ ai có thể mắc phải, trong đó có các nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu. Thông thường, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị chảy máu quá nhiều, phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu dễ gặp chứng thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra bệnh cũng thường gặp ở nhóm bệnh nhân mắc các bệnh như loét dạ dày tá tràng gây biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột,…; bệnh viêm chảy máu đường tiết niệu; bệnh nhân sau phẫu thuật, sau chấn thương, bị u xơ cổ tử cung,…
Bên cạnh sắt, cơ thể còn cần axit folic và vitamin B12 để sản xuất đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không để ý bổ sung các chất trên và một số vitamin quan trọng khác có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu được sản xuất ra.
Một số bệnh mạn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, suy thận,… có thể cản trở đến việc sản xuất tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu mạn tính.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thiếu máu do liên quan đến các bệnh về tủy xương, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản và các dạng thiếu máu khác do di truyền hoặc khiếm khuyết hemoglobin.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây nên thiếu máu, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bệnh nhân. Thông thường, việc đầu tiên người thiếu máu được hướng dẫn sẽ là uống bổ sung sắt cho cơ thể, đặc biệt với người thiếu máu do thiếu sắt.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ tim mạch và hệ thần kinh, trong hệ miễn dịch của cơ thể và trong sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Sắt có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, cần cho sự hình thành của tế bào máu. Đấy là lý do vì sao người thiếu máu cần bổ sung sắt. Do chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt cũng như các vitamin cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu nên cách tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng là uống bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị thiếu máu. Có loại dùng riêng rẽ từng thứ hoặc phối hợp các chất quan trọng với nhau. Chủ yếu trong các thuốc phòng ngừa hay điều trị thiếu máu cần đủ các hoạt chất dưới đây:
Tốt nhất nên chọn loại sắt hữu cơ, có khả năng hỗ trợ hấp thu tối đa sắt cho cơ thể. Các tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt cho cơ thể là táo bón, nóng trong, buồn nôn rất khó chịu, đặc biệt không tốt cho người bị các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm ruột hoặc viêm loét ruột. Hãy chọn viên sắt không gây táo bón cho bạn một sức khỏe tốt.
là chất thuộc vitamin nhóm B, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giúp quá trình phục hồi tạo ra nguyên hồng cầu khổng lồ về mức bình thường. Axit folic rất cần cho phụ nữ có thai và sau khi sinh, những người bị thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy ở các tĩnh mạch như bệnh sốt rét.
Hay còn gọi là hydroxo cobalamin có tác dụng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra chứng thiếu máu hồng cầu to (hay gọi là thiếu máu ác tính) và một số rối loạn về thần kinh.
Cần sử dụng các sản phẩm bổ máu đúng cách. Đặc biệt với những sản phẩm bổ sung sắt cho cơ thể người thiếu máu, bệnh nhân cần để ý đến hạn sử dụng. Sau một thời gian dùng (thường từ 2-3 tháng), hãy đi xét nghiệm kiểm tra lại công thức máu để biết được loại mình đang dùng có hiệu quả không.
Việc chọn thuốc, sản phẩm bổ máu hợp lý cũng rất quan trọng, người nhà bệnh nhân cần nhớ đến các tiêu chí chọn sản phẩm dạng này bao gồm:
Bên cạnh đó, chú ý đến thực đơn hàng ngày của người bệnh cũng là việc cần làm dù nguồn sắt bổ sung tự nhiên qua thức ăn không nhiều.
Sắt có nhiều trong các loại hải sản, có thể kể đến như cá, tôm, cua và các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò. Trứng gà, trứng vịt, ngũ cốc nguyên hạt, những rau màu xanh như cần tây, rau chân vịt, rau cải,… các quả chín như đu đủ, táo, hồng xiêm, lê,… đều là nguồn thực phẩm giàu sắt. Người nhà cũng nên lưu ý không cố sử dụng loại thực phẩm mà bệnh nhân đã bị dị ứng trước đó.
Bổ sung viên sắt, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tâm lý thoải mái là cách tốt nhất để cơ thể người thiếu máu sớm phục hồi khỏe mạnh. Sắt có nhiều trong các loại hải sản như cá, tôm, cua và các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò. Trứng gà, trứng vịt, ngũ cốc nguyên hạt, những rau màu xanh như cần tây, rau chân vịt (rau bina), rau cải,… các quả chín như đu đủ, táo, hồng xiêm, lê,…
Tổng hợp : Huyền Trang
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ