Trang chủ » Đau bụng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân do đâu?

Đau bụng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân do đâu?

(17/04/2024)

Tháng cuối là giai đoan thai nhi phát triển vượt trội, bà bầu cũng nhận thấy nhiều sự thay đổi của bản thân trong đó có tình trạng đau bụng. Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng cuối là gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu tháng cuối đã vô cùng mệt mỏi, trì trệ, cùng với đó mẹ có thể cảm thấy đau bụng lâm râm. Đau bụng khi mang thai tháng cuối có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Dấu hiệu chuyển dạ

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối diễn ra thường xuyên liên tục và kéo dài kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau nhức ở vùng lưng…thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ và cuộc sinh của mẹ đang đến gần. Khi xác định được tình trạng của bản thân nếu là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện ngay.

Đau bụng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân do đâu?

Đau bụng khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu bị táo bón 

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai đặc biệt là vào những tháng cuối. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh gây chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu nên khiến sản phụ khó đi vệ sinh hơn. Cùng với đó là việc tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể dục thể thao là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón cuối thai kỳ.

Chèn ép cơ và dây chằng vùng chậu

Vào tháng cuối cùng, thai nhi đã phát triển rất lớn, bụng của mẹ cũng đã lớn và các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Khi các cơ và dây chằng bị chèn ép, căng giãn liên tục khiến mẹ bầu cảm thấy thường xuyên đau bụng lâm râm. Không những vậy, tử cung lớn còn gây ra khó khăn cho mẹ bầu trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt hàng ngày,

Thai nhi tác động lên thành bụng

Những cú đạp mạnh của thai nhi cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau nhói bụng. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh, bình thường, tuy nhiên có thể dẫn đến căng cứng thành bụng gây khó chịu và hình thành những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối cho mẹ bầu.

Đau bụng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân do đâu?

Đau bụng khi mang thai tháng cuối có thể do thai nhi đạp mạnh

Các vấn đề về gan hoặc túi mật

Đau bụng là triệu chứng rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bà bầu có dấu hiệu đau bụng ở phần trên bên phải, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là do các vấn đề về gan hoặc túi mật gây nên. Bà bầu có thể buồn nôn, nôn hoặc có cơn đau quặn thắt, vàng da, ngứa… Tình trạng này do thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ gây ra tình trạng “chứng ứ mật thai kỳ”.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu thai phụ bị đau bụng lâm râm mà có kèm các dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, nước tiểu có mùi khó chịu… thì rất có thể mẹ bầu đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này nếu không sớm phát hiện có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, gây ảnh hưởng đến trẻ và mẹ.

Một số biện pháp giảm cơn đau bụng cho bà bầu tháng cuối

Bà bầu đau bụng tháng cuối cần bình tĩnh xác định tình trạng của bản thân, nguyên nhân xuất hiện cơn đau để tìm cách xử lý phù hợp. Các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát cơn đau bụng khi mang thai tháng cuối:.

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép trái cây, rau củ, trà thảo mộc… để bổ sung vitamin.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất, thiết yếu bằng cách ăn uống đa dạng kết hợp uống các viên uống vi chất thích hợp.
  • Tránh thức uống có cồn, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn, cay nóng và có chứa nhiều tinh bột. Bởi đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón.
  • Tắm mỗi ngày bằng nước ấm kết hợp với mát xa toàn thân để thư giãn.
  • Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe.
  • Chọn lựa những bộ quần áo rộng rãi thông thoáng. Tránh mặc đồ bó sát để tránh dẫn đến hiện tượng chèn ép cơ thể.
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế. Sau 30 phút mẹ nên thay đổi tư thế một lần, hãy kê chân lên ghế thấp khi ngồi.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày
  • Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phòng tránh việc sinh non cần tuyệt đối không quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ.

Bên cạnh đó, vào tháng cuối cùng  mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những sản phẩm bổ sung vi chất: sắt và canxi, axit folic, DHA, vitamin bầu uy tín, chính hãng và uống đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, giúp thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh nhé!

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Đau bụng khi mang thai tháng cuối do nguyên nhân gì đã được giải đáp trong bài viết trên. Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, có cách uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp đúng cách và theo dõi từng thay đổi của bản thân nhé. Chúc các mẹ có thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn