Trang chủ » Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

(27/02/2024)

Khi mang thai, bất kì thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng khiến các mẹ vô cùng qua tâm và lo lắng. Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải.

Rate this post

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là gì?

Căng tức bụng dưới khi mang mai 3 tháng đầu là cảm giác đau tức ở vùng bụng có thể là vùng bụng trên hoặc vùng bụng dưới. Mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau nặng bụng, lâm râm khó chịu khiến các mẹ mệt mỏi, chán ăn. Đây là những biểu hiện sẽ thường thấy ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.

Tình trạng căng tức bụng khi mang thai tháng 3 đầu có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Mặc dù đây là một biểu hiện thường gặp và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé, nhưng nếu kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì thực sự là một vấn đề cần quan tâm. Do đó các mẹ không nên chủ quan khi cảm thấy đau tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng thường gặp

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu có thể là tình trạng sinh lý bình thường tuy nhiên cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe thai kỳ gặp vấn đề nghiêm trọng. Mẹ nên hết sức chú ý.

Trường hợp căng tức bụng không gây nguy hiểm

Căng tức ở bụng trên là tình trạng thường gặp và không gây nguy hiểm cho bà bầu. 3 tháng đầu mang thai, rất nhiều thai phụ cảm thấy căng tức ở bụng trên và đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng lo ngại vì:

  • Trứng làm tổ trong tử cung

Khi thụ thai thành công, trứng sẽ bắt đầu quá trình làm tổ ở tử cung nên bám vào niêm mạc tử cung. Vì thế, mẹ bầu sẽ cảm thấy căng tức bụng trên trong tháng đầu của thai kỳ. Hiện tượng này cũng sẽ không kéo dài quá lâu nên không cần lo lắng.

  • Bị ốm nghén

Để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi, lượng hormone progesterone và estrogen tăng lên. Đây chính là lý do khiến cho mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu. Khi bị nôn do ốm nghén, mẹ bầu dễ cảm thấy căng tức ở bụng trên và khó chịu hơn trong ăn uống hằng ngày.

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Ốm nghén có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu căng tức bụng

  • Cơ và dây chằng bị căng

Sự lớn lên của thai nhi sẽ khiến cho tử cung to dần, cơ và dây chằng cũng bị chèn ép từ đó sinh ra hiện tượng căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Cơn đau sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn khi mẹ bầu ngồi xổm hoặc ho.

Trường hợp căng tức bụng cảnh báo nguy hiểm

Ngoài ra, tình trạng căng tức bụng trên khi mang thai có thể cảnh báo mẹ và thai nhi đang gặp nguy hiểm. Cụ thể:

  • Mang thai ngoài tử cung: Đau dữ dội bụng dưới và kèm theo: buồn nôn, ra máu đen, ngất xỉu,…
  • Sảy thai sớm: Tử cung co thắt (5 – 20 phút/lần), bụng đau cuộn thành từng cơn và không thuyên giảm, khó thở,…
  • Tiền sản giật: Đau chướng bụng kèm theo có tăng huyết áp cao.
  • Viêm đường tiết niệu: tiểu tiện cảm thấy đau và đau ở bàng quang, bụng căng tức khó chịu, thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu,…
  • Viêm ruột thừa: đau bụng khu trú ở hố chậu phải, kèm theo có sốt, buồn nôn và nôn.
  • Xuất hiện khối u: U xơ tử cung, khối u buồng trứng, u nang buồng trứng,… Những bệnh lý này gây đau quặn ở bụng dưới với cường độ khác nhau, đôi khi có thể tự thuyên giảm dần dần.

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Căng tức bụng kèm theo đau bụng có thể là dấu hiệu sảy thai

Mẹ bầu nên làm gì khi bị căng tức bụng trong 3 tháng đầu?

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến em bé, nhưng lại gây khó chịu và tác động lớn đến sinh hoạt cuộc sống của mẹ. Do vậy, để giảm hiện tượng căng tức bụng, các mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau:

  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày để hệ tuần hoàn được tốt hơn, nhờ đó mà cơ thể của mẹ bầu điều tiết tốt hơn, tình trạng co thắt tử cung sẽ giảm bớt, căng tức bụng gây khó chịu cũng giảm đi.
  • Nằm nghỉ nhẹ nhàng với tư thế đầu cao hơn và thấp dần về phía bụng. Tư thế nằm này giúp mẹ bầu giảm tình trạng bị đầy hơi, không tiêu từ đó cơn đau bụng sẽ giảm. Khi ngồi dậy, mẹ bầu hãy ngồi từ từ, dùng tay giữ chặt vật gì đó để tạo được điểm tựa giúp giảm trọng lực lên bụng, bụng sẽ đỡ đau hơn.
  • Tránh việc ăn no trong 1 bữa, hãy chia nhỏ các bữa ăn. Việc ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị quá tải làm căng tức ở bụng.
  • Không được ngồi quá lâu với một tư thế. Việc ngồi lâu cùng một tư thế sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông khó khăn, gây đau cơ, ê ẩm, lúc đổi thế ngồi sẽ khó khăn hơn.
  • Bổ sung sắt, thực phẩm giàu canxi, chất xơ cho mẹ bầu, sẽ giúp cho tiêu hóa ổn định hơn, hệ tuần hoàn lưu thông dễ dàng, giảm các cơn đau do táo bón, đầy bụng gây nên.
  • Nên khám thai định kỳ đúng thời hạn để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời dễ phát hiện được các bất thường của bé trong bụng mẹ mà xử lý kịp thời.
  • Khi đau bụng dưới, các mẹ bầu không được dùng cao dán hay thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau như thế rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Bị căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ đã giải đáp được những thắc mắc đồng thời có cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ được phù hợp nhất.

———————

Ngoài chú ý các biểu hiện của cơ thể trong thai kỳ, mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, axit folic , … nhé. Trường hợp mẹ bầu thiếu magie, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch bổ sung kịp thời!

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 cho bà bầu

Bổ sung magie và vitamin B6, hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn