Trang chủ » Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

(19/10/2023)

Mì tôm là món ăn hấp dẫn, xong, đối với mẹ bầu thì cần chú ý khi ăn bởi mang thai là giai đoạn nhạy cảm và không phải thực phẩm nào mẹ cũng có thể ăn thoải mái. Tìm hiểu có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Mì tôm là món ăn nhanh, tiện lợi, có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích, bao gồm mẹ bầu. Vậy có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được mì tôm nhưng cần hạn chế ăn, không nên ăn quá nhiều. Nếu mẹ chỉ ăn số lượng ít và thời gian ăn không gần nhau thì sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm

Theo các chuyên gian dinh dưỡng, mì tôm không chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chứa sắt và canxi, chất đạm, chất xơ,… và các dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, mẹ ăn quá nhiều mì tôm còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể:

  • Cao huyết áp: mì tôm chứa lượng muối lớn, khi cơ thể mẹ tích tụ muối quá nhiều sẽ làm tăng số lượng ion natri thẩm thấu vào tế bào dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch, tăng sức cản ngoại vi gây ra cao huyết áp.
  • Tăng nguy cơ bị loãng xương: chất phosphate có trong mì tôm sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng nhưng lại dễ gây loãng xương và khó hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác.
  • Gây táo bón và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ 3 tháng đầu tăng khiến nhu động ruột giảm lại, dễ gây ra táo bón. Mẹ ăn quá nhiều mì tôm sẽ làm tình trạng này nghiêm trọng hơn vì trong mì tôm không có chất xơ.
  • Gây thiếu chất cho cơ thể: thành phần chủ yếu trong mì tôm là bột mì tinh chế, mẹ 3 tháng đầu ăn quá nhiều mì tôm sẽ dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tăng nồng độ cholesterol: trong 100g mì tôm có chứa 19,5g chất béo vì vậy sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Khi chất béo tích tụ trong máu sẽ làm thu hẹp, xơ cứng động mạch khiến máu khó lưu thông lên não, dẫn tới bị đột quỵ.

Cách ăn mì tôm an toàn cho bầu 3 tháng đầu

Cách chế biến mì tôm an toàn cho bầu 3 tháng đầu

Có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Như đã biết, ăn mì tôm không đem lại lợi ích cho sức khỏe và mẹ nên hạn chế ăn trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đối với mẹ muốn ăn mì tôm do cảm giác nghén thì nên áp dụng cách chế biến mì tôm an toàn sau đây:

  • Trần mì trước khi ăn: Việc trần mì qua nước giúp loại bỏ bớt muối, chất bảo quản và phẩm màu có trong mì, từ đó giảm thiểu tác động xấu tới sức khỏe.
  • Thay thế gói gia vị của gói mì: Gói gia vị và dầu của mì tôm tạo nên hương vị thơm ngon, nhưng lại đem lại rất nhiều tác động xấu. Vì vậy để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu nên sử dụng gói gia vị được kiểm định chất lượng hoặc thay thế bằng gia vị muối bình thường.
  • Kết hợp với những thực phẩm khác: Mẹ bầu nên kết hợp ăn mì với những thực phẩm bổ dưỡng khác như hải sản, rau xanh, thịt gà, bò, trứng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ.
  • Thay đổi nước nấu mì: Nước mì tôm chứa nhiều muối và chất béo dễ khiến mẹ cảm thấy bị căng bụng và khó tiêu. Do đó, mẹ có thể thử nấu mì bằng các loại canh rau, nước hầm xương hoặc canh cá vừa bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vừa tránh được ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên ăn mì tôm quá 2 lần/ tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 gói. Ở chế độ ăn hàng ngày, mẹ nên tích cực ăn đa dạng các loại thực phẩm nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp em bé phát triển thuận lợi. Mẹ nên kết hợp chế độ ăn khoa học với việc sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt và canxi, axit folic, DHA… để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể. Thắc mắc sắt và canxi uống cách nhau bao lâu, mẹ sử dụng hai viên uống này cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ trong ngày.

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi hữu cơ cho bà bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Một số loại rau tránh kết hợp với mì tôm khi ăn

Bên cạnh tìm hiểu có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không và cách chế biến mì an toàn, mẹ cũng nên quan tâm thêm một số loại rau tránh kết hợp khi nấu với mì tôm như:

  • Rau sam: Rau sam có tính hàn, kích thích tử cung đồng thời tăng tần số co bóp gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Rau ngải cứu: Ăn loại rau này với mì có thể gây ra máu, co thắt tử cung và sảy thai.
  • Rau ngót: Hàm lượng papaverin có trong rau ngót có khả năng giãn cơ trơn của mạch máu, hạ huyết áp. Theo kinh nghiệm dân gian thì ăn rau ngót sẽ bị sảy thai, do đó, mẹ có tiền sử sảy thai hoặc hiếm muộn thì nên tránh việc ăn rau ngót trong 3 tháng đầu.
  • Mướp đắng: Vị đắng của mướp có thể gây ra sảy thai, tử cung nghiêng rất nguy hiểm cho thai nhi.
  • Rau răm: Trong 3 tháng đầu cơ thể mẹ còn yếu vì vậy nếu ăn rau răm thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu bị mất máu, tử cung co bóp mạnh dẫn tới sảy thai.

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu có thai 3 tháng đầu ăn mì tôm được không và cách ăn mì tôm an toàn cho bà bầu. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và chờ ngày đón con yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn