Trang chủ » Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào?

Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào?

(08/10/2022)

Thiếu canxi máu là tình trạng có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng này gây nên những biến chứng đáng tiếc nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời. Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào và cách phòng ngừa sao cho hiệu quả

Rate this post

Thiếu canxi máu triệu chứng thường gặp

Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể người. Đây là nguyên liệu chính để cấu tạo nên xương và răng, tham gia vào hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, quá trình đông cầm máu, và giải phóng hormone trong cơ thể. Mức độ canxi trong máu của người khỏe mạnh đạt mức 8,8 – 10,4 mg/dL. Nếu thấp hơn chỉ số này nghĩa là cơ thể đang bị hạ canxi máu.

Tình trạng thiếu canxi máu có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, phụ nữ mang thai, người trưởng thành và người cao tuổi. Bị thiếu canxi máu triệu chứng ở người lớn và trẻ nhỏ thường khác nhau

Đối với trẻ em 

Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào?

Quâý khóc, khó ngủ là triệu chứng thường gặp khi trẻ em bị thiếu canxi máu

Triệu chứng của thiếu canxi máu ở trẻ tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi bé, có thể gặp các triệu chứng thường thấy như sau:

  • Khi ngủ trẻ hay bị giật mình, hay khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
  • Trẻ bị hạ canxi máu hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa,…
  • Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở, có những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim, thậm chí tử vong.

Đối với người trưởng thành

Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị thiếu canxi máu dễ bị mệt mỏi, co rút cơ

Khi bị thiếu canxi máu ở giai đoạn nhẹ, đa số người bệnh đều không có những triệu chứng rõ ràng. Thông thường, những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khi tình trạng thiếu canxi đã ở mức khá nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể xảy ra ở người trường thành bị thiếu canxi máu đó là:

  • Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, cảm thấy cơ thể chậm chạp và lười hoạt động.
  • Có hiện tượng co rút cơ, chuột rút.
  • Bị rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Đau thắt vùng bụng.
  • Có hiện tượng ngủ gật hoặc cáu gắt vô cớ với người khác, thậm chí một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm.

Cần làm gì để phòng ngừa thiếu canxi máu 

Bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể

Viên uống bổ sung canxi và vitamin D cho mẹ bầu và sau sinh, người cần bổ sung canxi

Thiếu canxi máu có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, công việc sinh hoạt của người bệnh. Đối với trẻ em, nếu không được điều trị tốt thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống,… Đối với mẹ bầu, nếu không bổ sung canxi cho mẹ bầu đầy đủ có thể khiến thai nhi kém phát triển, mẹ dễ bị loãng xương, đau lưng. Do vậy phòng ngừa thiếu canxi máu là việc rất quan trọng cần thực hiện ngay. Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cần chú ý.

  • Bổ sung canxi trong bữa ăn mỗi ngày: Bất cứ đối tượng nào đều cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ các nhóm chất. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như hải sản (tôm, cua,…), sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, rau lá xanh…..…Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các viên uống canxi với liều lượng phù hợp.
  • Tăng cường bổ sung vitamin D: Nếu chỉ bổ sung canxi mà quên đi vitamin D thì canxi cũng khó hấp thu vào cơ thể. Vitamin D cũng rất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi vào máu do vậy nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, nấm, sữa,…
  • Tắm nắng đúng cách: Tắm nắng là việc làm bổ sung vitamin D hiệu quả cho cơ thể. Nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai nên tắm nắng đúng cách để bổ sung vitamin D an toàn và hiệu quả.
  • Tập luyện mỗi ngày: Mỗi đối tượng có những hình thức và cường độ tập luyện khác nhau. Mỗi người nên duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, lên kế hoạch tập luyện phù hợp để cơ thể luôn dẻo dai khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá và những chất kích thích khác nên tránh xa vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Phòng tránh và điều trị các bệnh lý dẫn đến thiếu canxi máu: Những bênh lý về thận và tuyến giáp có thể gây thiếu canxi trong máu. Người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để có cách phòng ngừa hiệu quả.

Bị thiếu canxi máu triệu chứng như thế nào đã được trình bày trong bài viết trên. Chúng ta đã biết thêm được những triệu chứng thường gặp để có cách xử lý phù hợp đồng thời có thêm những kinh nghiệm quý giá giúp phòng ngừa thiếu canxi máu hiệu quả. Quan trọng nhất vẫn là ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ hợp lí và khám sức khỏe định kì để giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn