(29/08/2024)
Tình trạng bà bầu uống sắt bị táo bón khá phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu, bực bội và gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Vì sao mẹ bầu bị táo bón khi uống sắt? Mẹ bầu uống sắt bị táo bón do mắc 5 sai lầm dưới đây!
Phụ nữ mang thai thường cần nhiều máu hơn bình thường, bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Một số tác dụng của sắt với bà bầu và em bé trong bụng mẹ gồm có:
Trong thai kỳ thể tích máu trong cơ thể bà bầu sẽ tăng khoảng 50% so với bình thường, và lượng sắt cần tăng cường cũng tăng lên khoảng 60mg/ngày. Lúc này, việc cung cấp sắt từ nguồn thực phẩm không thể cung cấp đủ cho cơ thể, mẹ cần bổ sung sắt cho bà bầu bằng đường uống để không bị thiếu máu thiếu sắt.
Mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ trong thai kỳ
Uống viên sắt là cần thiết, mẹ bầu cần thực hiện mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, khi bổ sung sắt, bà bầu có thể gặp 1 số tác dụng phụ, trong đó có táo bón. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón khi uống sắt bao gồm:
Không uống đủ nước
Nước không chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các tế bào mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố, các chất cặn bã thông qua cơ quan bài tiết. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung khoảng 2.5 – 3l nước. Nếu không được bổ sung đủ nước, bà bầu uống sắt rất dễ bị táo bón vì không thể hấp thụ được toàn bộ lượng sắt được cung cấp cũng như không thể vận chuyển toàn bộ lắng cặn sắt ra ngoài.
Uống đủ nước giúp vận chuyển sắt dễ dàng hơn
Không bổ sung đủ chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở bà bầu:
Để giảm thiểu nguy cơ táo bón, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 25-30g chất xơ mỗi ngày.
Không bổ sung đủ vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hấp thu sắt, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 80-85mg vitamin C mỗi ngày. Ngoài việc tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, mẹ bầu cũng nên cân nhắc lựa chọn viên bổ sung sắt có chứa vitamin C để đảm bảo cơ thể hấp thụ sắt tối đa, tránh tình trạng lắng cặn gây táo bón.
Uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ sắt
Ngay cả loại sắt không gây táo bón, dễ hấp thụ như sắt ion hữu cơ thì bà bầu vẫn có thể bị táo bón nếu uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ. Canxi có thể ức chế sắt hoàn toàn nếu đạt mức 300mg canxi tự do. Nếu bà bầu uống sắt cùng viên canxi hay sữa thì đều khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo ra lắng cặn khiến bà bầu bị táo bón. Một số loại đồ uống: sữa, rượu, bia, trà, cà phê, nước ngọt có ga cũng gây cản trở hấp thụ sắt, bà bầu uống cùng sắt có thể bị táo bón.
Không uống sắt cùng lúc với canxi
Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ
Uống sắt buổi tối hoặc trước khi đi ngủ khiến cơ thể không kịp hấp thụ hết sắt. Sắt còn lại sẽ tạo ra lắng cặn, gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến bà bầu bị táo bón. Bà bầu chỉ nên uống sắt vào buổi sáng, khi bụng rỗng để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất, giảm nguy cơ bị táo bón khi uống sắt.
Để giảm thiểu nguy cơ táo bón khi bổ sung sắt, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
Uống sắt đúng cách giúp bà bầu tối ưu khả năng hấp thụ, giảm nguy cơ bị táo bón khi uống sắt. Ngoài ra, lựa chọn viên sắt không gây táo bón, dễ hấp thụ, có hàm lượng tiêu chuẩn, không bao gồm các chất gây cản trở hấp thụ giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi uống sắt.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ