Trang chủ » Uống sắt có gây táo bón không?

Uống sắt có gây táo bón không?

(08/02/2025)

Uống sắt có gây táo bón không? Ngoài táo bón ra uống sắt còn có thể có những tác dụng phụ nào? Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ khi uống sắt hiệu quả nhất? Hướng dẫn cách uống sắt giúp tối ưu hiệu quả bổ sung sắt và giảm nguy cơ bị táo bón cho bà bầu.

5 (100%) 2 votes

Uống sắt có gây táo bón không?

Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe thường gặp, đặc biệt ở trẻ ăn dặm, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ gái dậy thì. Bổ sung sắt là giải pháp phổ biến và hiệu quả để cải thiện tình trạng này, nhất là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, việc sử dụng sắt không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy uống sắt gây táo bón không?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bổ sung sắt. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người uống sắt đều bị táo bón. Mẹ bầu có thể bị táo bón khi uống sắt trong một số trường hợp dưới đây:

  • Do sắt khó hấp thu: các loại sắt vô cơ khó hấp thụ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón khi uống viên sắt. Để phòng ngừa tình trạng này, tốt nhất mẹ nên lựa chọn những sản phẩm viên sắt hữu cơ dễ hấp thu để sử dụng trong suốt thai kỳ.
  • Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: thời điểm hấp thu sắt tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Nếu mẹ bầu uống viên sắt vào buổi tối, nhất là thời gian trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể hấp thu kém hơn. Lượng sắt không hấp thu hết cần đào thải ra ngoài cơ thể sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi uống sắt.
  • Uống ít nước: uống viên sắt với ít nước hoặc uống sắt cùng trà, cà phê, sữa có thể gây ra tình trạng táo bón. Bởi trong sữa, trà, cà phê chứa thành phần gây cản trở hấp thu sắt vào cơ thể. Ngoài ra nếu bạn uống ít nước cũng sẽ làm tăng nguy cơ táo bón ngay cả khi không uống sắt. Bởi thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn của cơ thể, giảm nhu động ruột và gây ra táo bón.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý: ăn ít chất xơ, ít vận động, ngồi nhiều,… cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Bởi thiếu chất xơ hay vận động ít sẽ khiến hoạt động của nhu động ruột kém hơn, làm giảm chức năng tiêu thải của ruột và gây ra táo bón.
  • Thay đổi nội tiết khi mang thai: với đối tượng mẹ bầu, mẹ sau sinh, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón. Bởi khi nội tiết tố thay đổi sẽ tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa và đường ruột, cản trở quá trình đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi uống viên sắt, trong đó có rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta có thể phòng phòng tránh. Mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp chọn đúng sắt, uống thuốc sắt đúng cách để hạn chế tối ưu tác dụng phụ này nhé!

Uống sắt có gây táo bón không?

Bà bầu uống sắt bị táo bón là tác dụng phụ khá thường gặp

Những tác dụng phụ khác khi uống sắt

Ngoài táo bón, việc bổ sung sắt cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như:

  • Nóng trong người
  • Phân đen, nước tiểu vàng
  • Nổi mụn
  • Buồn nôn, cảm giác tanh khi uống sắt

Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì những tác dụng phụ này thường sẽ giảm dần và biến mất khi ngừng bổ sung sắt. Nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Uống sắt có gây táo bón không?

Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung 25 – 30g chất xơ để hạn chế nguy cơ bị táo bón

Mẹ bầu phải làm sao để uống sắt không bị táo bón?

Uống sắt bị táo bón và các tác dụng phụ khác là mong muốn của rất nhiều chị em khi mang thai. Vậy làm sao để uống sắt không bị táo bón thì bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chọn viên sắt dễ hấp thụ, có hàm lượng vừa đủ, thành phần viên sắt không gây táo bón và các tác dụng phụ khác. Ưu tiên chọn viên uống có thành phần sắt kết hợp với các chất tạo máu có cùng thời điểm hấp thụ tốt nhất như sắt axit folic, vitamin B6, B12. Đồng thời viên uống bao gồm vitamin C để hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả, tránh tình trạng táo bón.
  • Uống sắt vào buổi sáng, khi bụng rỗng (sau ăn 1 – 2 giờ). Tuyệt đối không uống sắt vào buổi chiều hoặc tối. Uống sắt buổi tối có thể khiến sắt khó hấp thu gây lắng đọng trong hệ tiêu hóa dẫn tới táo bón.
  • Uống sắt bằng nhiều nước lọc  hoặc uống với nước ép trái cây giàu vitamin C để sắt được hấp thụ tốt nhất.
  • Bổ sung 25 – 30g chất xơ mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột, hấp thụ dinh dưỡng và vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón cho bà bầu rất hiệu quả.
  • Không uống sắt cùng canxi, không dùng sữa, trà, cà phê, bia, rượu, nước ngọt có ga để uống sắt vì chúng sẽ khiến sắt bị cản trở hấp thụ, tạo lắng cặn khiến mẹ bầu bị táo bón khi uống sắt.
  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn để bổ sung đủ sắt an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Sắt có nguồn gốc thực phẩm dễ hấp thụ và hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây táo bón cho bà bầu. Ngoài ra, thực phẩm còn giúp mẹ bầu bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất thiết yếu, nâng cao sức khỏe thai kỳ.

Uống viên sắt có gây táo bón không?

Viên sắt và axit folic giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Các tác dụng phụ khi uống sắt có thể có biện pháp cải thiện cũng như ít nguy hiểm nếu bạn sớm có cách khắc phục. Do đó, không nên vì e ngại các tác dụng phụ này mà không bổ sung sắt đầy đủ, nhất là mẹ bầu trong thai kì. Trường hợp cần tư vấn về cách chọn sắt, cách uống sắt, đừng ngại liên hệ với Sắt bà bầu để được tư vấn trực tiếp nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36