Trang chủ » Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

(23/06/2022)

Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng tác động đến tình trạng nghén ở mẹ bầu. Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm, mẹ chớ bỏ qua bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu.

4 (80%) 1 vote

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì?

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng và viên uống bổ sung sắt nhập khẩu Châu Âu chính hãng cho mẹ bầu

Nghén khiến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng, khẩu vị thay đổi và ăn uống khó khăn hơn. Vậy bị nghén khi mang thai nên ăn gì? Gợi ý cho mẹ một số thực phẩm và món ăn vừa giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén vừa cung cấp dinh dưỡng cho mẹ, cụ thể:

  • Trái cây dồi dào vitamin, giảm buồn nôn:

Các loại hoa quả như thanh long, nho, cam, chuối,…luôn được khuyến khích bởi chứa nhiều vitamin, có công dụng ngăn ngừa triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn,…Điển hình cam là loại quả bổ sung lượng lớn vitamin C và nước giúp mẹ phân giải, hấp thụ sắt dễ dàng. Ngoài ra, vị chua ngọt đi kèm mùi thơm dễ chịu của cam cũng giúp mẹ đối phó tốt hơn với cơn buồn nôn do ốm nghén.

  • Thực phẩm ăn vào bữa phụ:

Gợi ý nghén khi mang thai nên ăn gì, ngoài bữa chính, mẹ nên ăn thêm bánh mỳ, bánh mặn, ngũ cốc nguyên hạt hoặc kem từ trái cây vào bữa phụ cũng góp phần chống lại cơn nghén. Xong, mẹ lưu ý không nên ăn nhiều bánh quy quá mặn bởi thực phẩm mặn có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp.

  • Cháo ý dĩ giảm nghén cho mẹ bầu:

Cháo ý dĩ có vị thanh nhẹ dễ ăn, giúp mẹ đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng nghén khó chịu. Trường hợp mẹ bị nghén nặng nên ăn cháo khi nóng, ăn ngày 2 lần vào lúc đói và ăn liên tục trong 3 ngày.

  • Canh me, canh sấu:

Mẹ có thể nấu món canh sấu với sườn lợn, bí xanh với vị chua thanh ăn 3 ngày liên tiếp, ăn lúc đói vào bữa phụ hoặc ăn cùng bữa chính vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giảm nghén hiệu quả. Ngoài canh sấu, mẹ có thể thay đổi khẩu vị bằng món canh me nấu cá, ăn khi bụng đói, lúc canh ấm nóng, ngày ăn 1 lần và ăn liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giảm nghén cho bà bầu, và không nên quên bổ sung vi chất thiết yếu như viên sắt, canxi, DHA, axit folic,…Mẹ lưu ý cần chọn sản phẩm chính hãng, bổ sung đúng liều lượng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

Bị nghén khi mang thai không nên ăn gì?

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ bị nghén khi mang thai nên tránh ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn,…

Giải đáp được bị nghén khi mang thai nên ăn gì, sau đây là những thực phẩm mẹ không nên ăn, tránh tình trạng nghén trở nên nặng hơn:

  • Gan động vật: có thể gây buồn nôn, ngoài ra, vitamin A dồi dào trong gan còn dễ gây sảy thai ở mẹ 3 tháng đầu.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ: xúc xích rán, bánh hamburger, khoai tây chiên,…có thể khiến mẹ thêm ốm nghén.
  • Thực phẩm giàu chất béo: váng sữa, phô mai, bơ đậu phộng là loại thực phẩm cần nhiều thời gian tiêu hóa nên mẹ hạn chế ăn để tránh cảm giác nôn ói.
  • Thực phẩm chứa gia vị cay nồng: mù tạt, ớt, gia vị mạnh như hạt tiêu là một trong những nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: có chất tạo mùi, tạo màu, chất phụ gia,…có thể khiến mẹ buồn nôn và một số thực phẩm đóng hộp sẵn không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Đồ uống có cồn, ga, cafein: ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Giải pháp giảm nghén khi mang thai không cần dùng thuốc nên biết

Bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng đầu óc, tập thể dục nhẹ nhàng,…giảm thiểu nghén khi mang thai

Tìm hiểu bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì, trường hợp nghén nhẹ, mẹ quan tâm thêm cách giảm nghén trong thai kỳ mà không cần dùng thuốc, cụ thể:

  • Lựa chọn viên uống bổ sung phù hợp, đặc biệt viên sắt tránh cảm giác uống buồn nôn, bầu mấy tháng thì uống sắt, mẹ có điều kiện nên uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
  • Ăn bữa sáng đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn, xen kẽ thêm các bữa phụ vào sáng và chiều.
  • Uống ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày, bao gồm canh rau củ, nước, đồ uống,…và mẹ nên uống thường xuyên, mỗi lần uống thành ngụm nhỏ.
  • Ngửi lát gừng, lá bạc hà, vỏ chanh hay uống nước chanh đều có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-10 tiếng mỗi ngày, trường hợp xuất hiện cơn buồn nôn thì nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút.
  • Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược và căng thẳng đầu óc.
  • Đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hay các bài yoga với tư thế phù hợp cho mẹ bầu giúp nâng cao sức khỏe, đẩy lùi ốm nghén.
  • Có thể nhờ người có kinh nghiệm áp dụng phương pháp bấm huyệt tay cho mẹ bầu làm giảm nhanh chóng cơn nghén.

Bài viết trên đã giúp mẹ biết bị nghén khi mang thai nên ăn gì và không nên ăn gì, đồng thời gợi ý một số giải pháp cho mẹ. Chúc mẹ sớm ngày đẩy lùi cơn nghén, có một thai kỳ khỏe mạnh và đón bé yêu chào đời thành công!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn