Trang chủ » 7 mốc khám thai và siêu âm quan trọng trong thai kỳ mẹ cần nhớ

7 mốc khám thai và siêu âm quan trọng trong thai kỳ mẹ cần nhớ

(16/03/2017)

Khám thai, siêu âm thai là việc làm cần thiết để biết được tình trạng phát triển của thai nhi cũng như để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn của cả bé và mẹ. Với một thai kỳ bình thường, các mẹ không nên bỏ qua 7 mốc khám thai dưới đây.

4.6 (92.94%) 17 votes

Khám thai, siêu âm thai cũng là cách giúp bố mẹ được nhìn thấy hình ảnh của bé sớm hơn ngay từ khi con chưa chào đời.

Khám lần đầu tiên: Khi có dấu hiệu mang thai

Bị chậm kinh 3 tuần, xuất hiện các dấu hiệu đã có thai là lúc mẹ cần khám nhằm biết rõ liệu mình có thai hay không để được siêu âm cũng như tiến hành xét nghiệm máu. Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, nó giúp phát hiện những nguy cơ về bệnh mà mẹ và bé có thể gặp phải.

kham thai lan dau

Lần khám thai đầu tiên xuất hiện khi mẹ thấy trong người có dấu hiệu mang thai

Mẹ nên đưa ra những thắc mắc của bản thân cũng như cung cấp những thông tin cần thiết tiền sử về bệnh của gia đình, những loại thuốc đã dùng trước đấy để bác sĩ nắm rõ. Trải qua lần khám này, mẹ sẽ có những lời khuyên về dinh dưỡng, nghỉ ngơi và lịch hẹn cho lần khám sau.

Lần khám thứ 2: Lắng nghe nhịp đập tim thai

Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu đi khám thai lần thứ 2. Mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.

sieu am thai lan thu hai

Khám thai lần thứ 2 để nghe nhịp đập tim thai

Bên cạnh đấy là các bước khám lâm sàng như: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng mẹ có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không để có hướng điều chỉnh phù hợp.

Lần khám thứ 3: Đo độ mờ da gáy

Giai đoạn từ tuần 11 – 14 là thời gian thích hợp duy nhất để các bác sĩ đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể (nguy cơ gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…). Chọn thời điểm này là do trước tuần thứ 11, thai nhi còn quá nhỏ để có thể chẩn đoán kết quả một cách chính xác.

sieu am thai do do mo da

Đo độ mờ da gáy ở lần khám thai thứ 3

Và đến tuần thứ 14 của thai kỳ trở đi thì những chất dịch dư thừa ở vùng gáy của bé sẽ được hệ thống bạch huyết hấp thụ hết, và khó có thể phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào. Bác sĩ cũng sẽ thông báo tuổi thai và việc mẹ mang thai đơn hay đôi trong lần khám này. Ngoài ra, mẹ được khuyên nên làm xét nghiệm Double Test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai.

Lần khám thứ 4: Xét nghiệm sàng lọc Triple test

Giai đoạn từ 14 – 17 tuần là lần khám tiếp theo mà mẹ cần tiến hành. Mẹ sẽ được thực hiện xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba), là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Xét nghiệm này không tác động và gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Lần khám thứ 5: Siêu âm 4D để phát hiện bất thường về thai nhi

Trong khoảng thời điểm 21 – 24 tuần tuổi, siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương, từ đó có can thiệp kịp thời.

sieu am 4D de phat hien bat thuong ve thai nhi

Siêu âm 4D để phát hiện nguy cơ bất thường về hình thái của thai nhi

Mẹ cũng có thể làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện những nguy cơ về sức khỏe. Đồng thời, nếu mẹ chưa hoàn toàn tiến hành tiêm phòng uốn ván bao giờ cũng sẽ được tiêm phòng. Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng uốn ván là mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Lần khám thứ 6: Tuần thứ 31 – 32

Trong giai đoạn này, sản phụ tiến hành khám, theo dõi và siêu âm, đồng thời mẹ cũng được tiêm mũi uốn ván lần 2. Khám thai lúc này nhằm chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ, từ đó đưa ra những dự đoán cho các nguy cơ có thể xảy ra trong ngày sinh và có những phương án dự phòng trước.

Lần khám thứ 7: tuần thứ 36 của thai kỳ

Đây là lần sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Lần khám này là để bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc cũng như đưa ra các dự đoán về kì sinh nở của mẹ như sinh thường hay phải mổ đẻ, mẹ nên sinh ở cơ sở y tế nào tùy vào tình hình phát triển của thai nhi.

sieu am tuan thai thu 36

Mẹ bầu khám thai ở tuần thứ 36 để biết ngày dự sinh, chuẩn bị đón con chào đời

Bên cạnh đấy, tùy trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Trên đây là những mốc khám thai quan trọng theo thời gian phát triển của bé trong thai kỳ mẹ có thể tham khảo. Tùy thuộc vào tình hình của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như lịch cụ thể khám thai riêng cho từng mẹ.

 Đừng bỏ lỡ bài viêt bạn quan tâm

 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn