Trang chủ » Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

(02/08/2022)

Mọi thay đổi của cơ thể trong tháng cuối cùng đều khiến mẹ bầu rất bất an. Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình là bình thường hay là dấu hiệu nguy hiểm và mẹ bầu nên xử lý như thế nào nếu gặp phải tình trạng này?

Rate this post

Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi về cơ thể và đôi khi có thể gặp những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Càng đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng hồi hộp và nhạy cảm với những thay đổi khác nhau của cơ thể. Một trong những triệu chứng thường gặp đó là đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối. Vậy mẹ bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải dấu hiệu nguy hiểm hay không?

Để biết được đau cửa mình là bình thường hay bất thường, mẹ cần hiểu rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình thường do những nguyên nhân sau:

  • Thai nhi phát triển

Sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu, làm căng dây chằng và cơ bắp, từ đó không chỉ gây đau nhức vùng kín mà còn gây cảm giác nặng ở vùng kín khi mang thai. Cơn đau này có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, thậm chí lâu hơn.

  • Lưu lượng máu gia tăng ở bụng dưới

Khi thai nhi di chuyển dần xuống bụng dưới vào tuần cuối, lưu lượng máu tại đây cũng sẽ gia tăng để cung cấp tốt cho bào thai. Việc thay đổi này khiến bụng dưới và âm đạo của mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm và dễ có cảm giác căng tức, đau, nhất là khi chạm vào hoặc khi đi vệ sinh.

Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Mẹ bị đau nhức cửa mình do lượng máu gia tăng ở vị trí này

  • Cổ tử cung giãn nở

Sự giãn nở của cổ tử cung cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau nhức vùng kín vào tháng cuối cùng của thai kì. Cổ tử cung sẽ giãn ra một vài tuần trước khi chuyển dạ và điều đó đôi khi khiến mẹ bầu bị đau kèm với chảy máu.

  • Cơ vùng chậu giãn nở

Để chuẩn bị tốt cho quá trình vượt cạn, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone relaxin. Đây là hormone có tác dụng nới lỏng các khớp cơ vùng chậu, khớp háng để hỗ trợ cho mẹ sinh em bé được dễ dàng hơn. Sư giãn nở này khiến cho mẹ có triệu chứng đau háng và ảnh hưởng đến khu vực âm đạo.

Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Cơ vùng chậu giãn nở cũng khiến mẹ đau nhức cửa mình

Bà bầu sắp sinh đau cửa mình vì những nguyên nhân trên là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi nhé. Đau vùng kín cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy thời gian chuyển dạ sắp đến gần.

Tuy nhiên, đau cửa mình tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mẹ gặp tình trạng nhiễm trùng âm đạo, thai ngoài tử cung hoặc táo bón. Sự thay đổi hormone cũng như tăng tiết dịch nhầy vùng kín khiến phụ nữ dễ bị viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ hơn. Đau nhức là một trong các triệu chứng của nhiễm trùng vùng kín, có thể xuất hiện thêm triệu chứng khác như tiêu chảy, đau lưng, buồn nôn. Mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề này nhé.

Bà bầu cần làm gì để giảm đau nhức vùng kín khi mang thai?

Vào tháng cuối cùng của thai kì, thai nhi phát triển hoàn chỉnh khiến bụng rất lớn làm mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. Đau nhức cửa mình lại khiến mẹ càng trở nên khó chịu hơn. Mẹ có thể áp dùng một số sách sau đây để giảm đau cửa mình:

  • Mẹ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe tháng cuối cùng như yoga, tập Kegel…..Việc vận động sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ xương được thư giãn, tinh thần mẹ bầu cũng thoải mái hơn, nhờ đó cơn đau sẽ được hạn chế. Ngoài ra còn giúp săn chắc cơ vùng chậu, giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn và giảm đau nhức.
  • Ngâm nước ấm hoặc xả nước ấm lên vùng lưng, cách này giúp làm dịu và giảm cơn đau nhức vùng kín rất hiệu quả. Kết hợp massage vùng chậu và cửa mình cũng giúp giảm cảm giác khó chịu.
  • Hạn chế đứng quá lâu sẽ gây áp lực lên vùng chậu và chân. Mẹ nên ngồi nghỉ ngơi, kê cao chân khi ngồi hoặc nằm giúp làm giảm áp lực mà thai gây ra cho vùng bụng dưới – chậu nên sẽ giúp giảm phần nào cơn đau.
  • Mẹ nên nằm nghiêng người về phía bên trái mỗi đêm. Tư thế này giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, giảm áp lực thai lên vùng âm đạo và không còn cảm giác đau nhức.

Giai đoạn sắp sinh là giai đoạn rất nhạy cảm đòi hỏi các mẹ cần hết sức chú ý để những thay đổi của bản thân dù là nhỏ nhất. Lời khuyên cho bà bầu sắp sinh là tiếp tục bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể cùng với sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí giúp mẹ bầu có sức khỏe thật tốt để đón bé yêu chào đời. Trong đó, bộ tứ dưỡng chất quan trọng nhất là sắt, canxi, DHA và axit folic. Mẹ bầu nên kết hợp chế độ ăn khoa học với việc sử dụng các viên uống để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bà bầu sắp sinh bị đau cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bổ sung đủ sắt và canxi là việc làm quan trọng khi chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tháng cuối

Trong những tháng cuối của thai kì, nhu cầu sắt và canxi của mẹ tăng cao, nhất là sắt. Bởi đây là thời điểm thai nhi tích lũy lượng sắt để đảm bảo cho những tháng đầu sau sinh. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần chú trọng chế độ ăn và viên uống bổ sung sắt, canxi hơn nữa. Khi bổ sung sắt và canxi, mẹ nên nhớ không bổ sung sắt và canxi cùng lúc, không nên uống buổi tối và không uống cùng sữa, trà, cà phê,… để đảm bảo hấp thu tốt nhất mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn