Trang chủ » Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

(27/09/2023)

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng? Có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng rạn bụng khi mang thai không? Cẩm nang chống rạn bụng bà bầu nào cũng nên biết.

Rate this post

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Rạn da là gì?

Rạn da là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, người béo phì, tăng cân nhanh hoặc trẻ dậy thì. Rạn da xảy ra khi da bị kéo căng quá mức khiến các mô liên kết bị đứt gãy và không thể đàn hồi, trở lại trạng thái như ban đầu. Các vết sẹo hình thành và đó cũng chính là những vết rạn da mà chúng ta nhìn thấy.

Tuy nhiên, do cơ đại của mỗi người khác nhau nên không phải bà bầu nào cũng bị rạn da và mức độ rạn da của mỗi người cũng khác nhau. Những bà bầu có da đàn hồi tốt có thể không bị rạn da hoặc mức độ rạn cũng thấp hơn so với những bà bầu da kém đàn hồi. Tình trạng rạn da cũng được cải thiện hơn nếu mẹ bầu chăm sóc da tốt để tăng tính đàn hồi cho da từ trước khi các vết rạn xuất hiện. Vậy thông thường bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Vết rạn da xuất hiện do da bụng bà bầu bị kéo căng khiến các mô liên kết bị đứt gãy tạo thành sẹo

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Để chủ động chăm sóc da, giảm thiểu tình trạng rạn da kịp thời, hầu hết các mẹ bầu quan tâm đến vẻ bề ngoài đều có chung câu hỏi bà bầu mấy tháng bị rạn bụng? Đa phần các bà bầu nhận thấy các vết rạn bụng bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng thứ 6 sang tháng thứ 7 của thai kỳ. Mặc dù vậy, không có thời điểm cụ thể để các vết rạn bụng xuất hiện. Thời điểm xuất hiện vết rạn bụng sớm hay muộn phụ thuộc vào khả năng đàn hồi của da. Có mẹ bầu bị rạn bụng ngay khi kích thước ổ bụng bắt đầu tăng lên nhưng có những mẹ bầu lại chỉ bị rạn bụng trong một thời gian ngắn vào cuối thai kỳ.

Ngoài rạn bụng mẹ bầu có thể bị rạn ngực, đùi, mông, hông, lưng dưới hoặc bất kỳ vị trí nào da bị kéo căng quá mức. Nhưng phổ biến nhất vẫn là những vị trí tích tụ nhiều mỡ.

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng tùy thuộc vào địa của từng người

  • Giai đoạn 1: Da bị kéo căng, các mô da bị phá vỡ khiến các mạch máu lộ ra, hình thành các vết rạn màu hồng. Khi quan sát sẽ thấy vùng da quanh vết rạn mỏng và bằng phẳng hơn. Đồng thời mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa bụng do da bị kéo căng.
  • Giai đoạn 2: Kích thước vết rạn bụng tăng lên, chiều dài khoảng 5 – 10mm, màu sắc chuyển sang hơi đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Sau sinh các mạch máu có lại, vết rạn bụng chuyển sang màu trắng nhạt hoặc bạc và mờ dần đi. Hình dạng và kích thước vết rạn bụng cũng thay đổi, vết rạn có xu hướng hơi lõm xuống với những kích thước không đồng đều.

Phòng ngừa rạn da cho bà bầu

Thời điểm xuất hiện vết rạn da và mức độ rạn da của bà bầu phụ thuộc vào độ đàn hồi của da. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu làm tăng độ đàn hồi cho da, giảm rạn da tốt hơn:

Thường xuyên ăn thực phẩm tốt cho da

Sợi collagen và elastin ảnh hưởng quyết định tới độ đàn hồi của da và tình trạng rạn da của bà bầu. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rạn da bà bầu cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, B2, B3, kẽm, … để tăng cường tổng hợp collagen và elastin.

Các loại thực phẩm tốt cho da gồm có:

  • Cá tươi: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… giàu omega 3
  • Hàu tươi: Giàu kẽm, tăng cường tổng hợp – tái tạo collagen và elastin
  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa,… thúc đẩy quá trình chuyển hóa collagen trong cơ thể
  • Rau màu đỏ: Chống oxy hóa, phục hồi collagen và bảo vệ da
  • Rau có lá màu xanh đậm: Giàu vitamin C thúc đẩy quá trình tổng hợp và hấp thụ collagen. Đồng thời bổ sung sắt cho bà bầu để tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt khi mang thai
  • Tỏi: Tăng cường tổng hợp và tái tạo các sợi collagen hỏng
  • Đậu nành: Tăng cường sản xuất collagen trong cơ thể
  • Quả mọng: Giảm tình trạng đứt gãy collagen và elastin, tăng cường tổng hợp collagen
  • Trái cây có múi (cam, quýt, bưởi): Giàu vitamin C, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và elastin

Bà bầu mấy tháng bị rạn bụng?

Các loại thực phẩm tốt cho da, giảm nguy cơ bị rạn da khi mang thai

Dưỡng ẩm cho da

Cung cấp đủ nước cho da cũng là điều kiện bắt buộc để giúp da có độ đàn hồi tốt hơn. Bên cạnh việc uống nước đủ 2.0 – 2.5l/ngày bà bầu có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và kem chống rạn da lành tính, dành cho phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ và sau khi sinh nở.

Tập thể dục phù hợp

Tập thể dục giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm nguy cơ bị rạn da. Đồng thời tập thể dục còn làm tăng cường lưu thông máu dưới da, đào thải độc tố, duy trì độ đàn hồi cho da trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, tăng cường lưu thông máu còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, sưng mắt cá chân trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Viên sắt cho bà bầu chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Viên sắt cho bà bầu chính hãng, nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Chúng ta vừa tìm hiểu bầu mấy tháng bị rạn bụng và những cách cải thiện tình trạng rạn bụng khi mang thai. Để tăng cường tổng hợp và tái tạo collagen, eslatin giúp da tăng độ đàn hồi, giảm rạn bụng hiệu quả các bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dành cho bà bầu. Lưu bổ sung sắt đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng cường tuần hoàn máu cũng giúp da đàn hồi tốt hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống sắt xong có được ăn hoa quả không để đảm bảo hiệu quả hấp thụ sắt tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn