Trang chủ » Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

(03/06/2022)

Rạn da khi mang thai là tình trạng khó tránh khỏi, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Rạn da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà đôi khi còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ và làm cách gì để cải thiện. Cùng tìm hiểu để khắc phục tình trạng này.

Rate this post

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Rạn da là tình trạng da căng nứt, tạo thành các vết rạn khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn so với mức co giãn của da. Vị trí thường xuất hiện rạn da là bụng, ngực, mông, đùi, cánh tay, bắp chân… Tùy vào cơ địa từng người mà vết rạn có màu đỏ, hồng hoặc màu trắng.

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi trọng lượng của mẹ tăng nhanh. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai từ tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Các vết rạn sẽ ngày một to và xuất hiện nhiều hơn vào cuối thai kỳ, khi kích thước thai nhi lớn dần, bụng mẹ to ra và cân nặng tăng nhanh.

Rạn da khi mang thai có hết không?

Rạn da sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Vây rạn da khi mang thai có hết không điều này cũng tùy vào cơ địa, loại da mà thời gian phục hồi vết rạn ở mỗi người cũng khác nhau.

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Rạn da thường xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ

Thời gian phát triển và phục hồi của các vết rạn da sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn:

  • Các vết rạn xuất hiện, thường có màu hồng, đỏ và có thể gây ngứa.
  • Vết rạn to dần cả về chiều dài, chiều rộng, màu sắc chuyển dần sang màu hơi đỏ hoặc tím.
  • Vết rạn trưởng thành và mất dần đi màu hồng, đỏ trước đó. Những tháng sau sinh, vết rạn nhạt dần và chuyển sang màu trắng hoặc bạc. 

Thường thì vết rạn sẽ không biến mất hoàn toàn mà chỉ mờ đi, khó nhận thấy hơn. Giai đoạn mờ đi của vết rạn kéo dài khoảng 6 tháng sau khi sinh con.

Biện pháp khắc phục tình trạng rạn da cho bà bầu

Nếu cơ địa bị rạn da thì mẹ rất khó để ngăn ngừa, các biện pháp chỉ giúp giảm bớt mức độ rạn cũng như giảm ngứa ngáy, khó chịu do rạn da gây nên. Mẹ có thể áp dụng những cách làm dưới đây ngay từ khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ.

Bổ sung thực phẩm tốt cho da

Mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E và omega-3, vitamin C, kẽm, collagen elastin như dâu tây, việt quất, cải bó xôi, các loại cá béo, cam, quýt, rau xanh…để giúp da luôn mềm mại và tăng độ đàn hồi cho da, giúp giảm bớt tình trạng rạn da khi mang thai.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn rất có ích cho làn da. Khi được cấp đủ nước, da dẻ sẽ luôn mềm mại, đồng thời giúp tăng cường khả năng tái tạo làn da để chống lại nguy cơ rạn da.

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Uống nhiều nước giúp phòng ngừa và giảm nhẹ tình trạng rạn da

Dưỡng ẩm và massage da

Để hạn chế tình trạng rạn da thì việc mẹ bầu cần làm chính là dưỡng ẩm cho da trong suốt cả thai kỳ. Ngoài sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống rạn da từ sớm thì mẹ có thể sử dụng một số loại dầu thiên nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu bơ, vitamin E để thoa lên da và massage nhẹ nhàng cho thẩm thấu đều vào da.

Những loại dầu và kem dưỡng ẩm chứa chất chống viêm, chất chống oxy hóa giúp cho da ngậm đủ nước để da luôn mềm mại, tăng cường khả năng tự chữa lành vết thương và tạo ra hàng rào bảo vệ da. Bôi kem dưỡng ẩm, kem trị rạn còn giúp ngăn ngừa khô da và giảm ngứa da.

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân mang thai là điều không thể tránh khỏi và mẹ cũng được khuyến khích phải tăng cân khoa học để đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng, không nên tăng quá nhiều, tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn. Tình trạng tăng cân quá nhanh khiến da không kịp giãn nở phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng rạn da.

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ?

Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu và mẹ sau sinh

Mẹ nên kết hợp chế độ ăn với việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai kì: sắt, đạm, canxi, acid folic, DHA cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đủ vi chất cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thai kì giúp mẹ có thai kì khỏe, kiểm soát tốt cân nặng tốt hơn, phòng tránh được nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ.

Tập thể dục

Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, giúp thai nhi phát triển toàn diện mà đây còn là biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ tình trạng rạn da. 

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng tính đàn hồi của da, tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó, giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ và ngăn ngừa rạn da hiệu quả khi cân nặng của mẹ tăng nhanh.

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá thường thấy ở mẹ bầu. Rạn da không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, khi bị rạn da, mẹ không nên quá lo lắng. Hãy tìm những biện pháp cải thiện an toàn và hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn