Trang chủ » Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

(16/05/2022)

Phụ nữ mang thai có thể bị chuột rút ở nhiều vị trí như mông, đùi, bắp chân, bụng… Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không và cần làm gì để cải thiện là vấn đề hầu hết mẹ bầu quan tâm. Hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

2 (40%) 1 vote

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới

Mẹ bầu bị chuột rút ở bụng dưới có thể do những nguyên nhân sau:

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố ở phụ nữ có sự thay đổi mạnh mẽ khi họ mang thai. Sự thay đổi này giúp làm dày niêm mạc tử cung để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, còn giúp làm mềm xương chậu để em bé chuẩn bị chào đời. Chính sự thay đổi này khiến các khớp xương chậu trở nên lỏng lẻo, lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn đến tình trạng chuột rút ở bụng dưới.

Giãn dây chằng

Dây chằng của mẹ giãn ra mỗi ngày tùy theo sự tăng lên về kích thước của thai nhi. Điều này khiến cho khả năng đàn hồi của dây chằng bị giảm. Khi bà bầu cử động mạnh có thể khiến cơ bụng co thắt, gây chứng chuột rút.

Thiếu canxi

Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi trong thai kì

Khi mang thai, phụ nữ không bổ sung đủ canxi cho bà bầu có thể dẫn đến các hiện tượng như chuột rút ở bụng dưới, chuột rút các vị trí khác, đau lưng, đau nhức cơ… Do đó, mẹ nên kết hợp cả chế độ ăn và việc sử dụng các loại canxi không gây sỏi thận, dễ hấp thu cho mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Tiền sản giật

Nếu bà bầu bị tiền sản giật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, dẫn đến chuột rút ở bụng dưới.

Táo bón

Tình trạng táo bón rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Táo bón khiến mẹ bầu bị đau bụng, chuột rút ở bụng.

Bệnh tiêu hóa

Chuột rút ở bụng có thể cảnh báo mẹ đang mắc phải bệnh lý tiêu hóa nào đó như: viêm ruột, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa…

Hiện tượng Braxton Hicks

Braxton Hicks là hiện tượng co thắt giả, thường xuất hiện vào cuối thai kỳ, khi bà bầu chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển dạ. 

Bong rau non

Bong rau non gây ra các triệu chứng như đau bụng, chuột rút bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường…. Khi gặp tình trạng này mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

Bong rau non khiến mẹ bị chuột rút bụng dưới kèm chảy máu âm đạo

Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm khi bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu là do những nguyên nhân sinh lý như sự thay đổi hormone, giãn dây chằng, chuyển dạ thì không có gì nguy hiểm, mẹ không cần phải lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết sau khi mẹ sinh bé.

Tuy nhiên, chuột rút bụng dưới do bệnh lý thì mẹ cần hết sức cẩn thận vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Ví dụ như chuột rút do bong rau non nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của hai mẹ con. Chuột rút do thiếu canxi nếu không cung cấp đủ sẽ có nguy cơ gây loãng xương, đau nhức ở mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi.

Vì vậy, trước khi tìm hiểu việc bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không thì mẹ nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng này, tránh lo lắng quá mức kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa và cải thiện chuột rút trong thai kì

Bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa chuột rút trong thai kì?

Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên:

  • Bổ sung đầy đủ canxi qua thực phẩm và các loại viên uống canxi cho bà bầu. Khi sử dụng, mẹ lưu ý không nên uống canxi với nước cam vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể, gây lắng đọng canxi nguy hiểm.
  • Không ngồi hay đứng một tư thế quá lâu vì khi thay đổi tư thế có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút.
  • Mẹ bầu không làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, cúi gập người… Thay vào đó, hãy làm những công việc nhẹ nhàng, vừa sức, đi lại thường xuyên nhưng cần di chuyển chậm.
  • Tập thể dục thường xuyên để cơ bụng được thư giãn. Các bài tập phù hợp với bà bầu như đi bộ, yoga, bơi lội… mẹ nên tập luyện thường xuyên.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Mẹ bầu nên uống khoảng 25 lít nước/ngày bằng nước khoáng, nước ép trái cây, nước canh…
  • Chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đủ các dinh dưỡng thiết yếu như: sắt, canxi, DHA, acid folic, magie, kẽm, các loại vitamin, chất xơ.
  • Tắm nước ấm có thể giúp mẹ cảm thấy thư giãn, dễ chịu và giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút.

Như vậy, qua bài viết này mẹ đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu bị chuột rút ở bụng dưới có nguy hiểm không. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ để chào đón bé yêu chào đời bình an.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn