Trang chủ » Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

(12/05/2022)

Bà bầu bị chuột rút gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì thường bị chuột rút vào ban đêm. Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm chuột rút khi mang thai tháng đầu?

5 (100%) 2 votes

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng gì?

Chuột rút là tình trạng các cơ đột ngột co thắt khiến bà bầu bị đau đớn dữ dội ở một phần cơ thể như bụng, chân, tay, đùi, hông,… Phụ nữ bị chuột rút có thể là triệu chứng mang thai sớm. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Giai đoạn này bà bầu thường bị chuột rút sau khi trứng được thụ tinh thành công 6 – 12 ngày.

Tình trạng chuột rút sinh lý khi mang thai không khiến sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nhưng khiến mẹ bầu bị đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, sau khi bà bầu sinh em bé thì hiện tượng chuột rút sẽ tự động chấm dứt. Nhưng nếu bà bầu bị chuột rút đi kèm chảy máu âm đạo, bụng dưới đau dữ dội hoặc đau dai dẳng, bà bầu bị sốt, đỉnh vai và đau xuất hiện những cơn đau dữ dội thì cần được đưa đến bệnh viện khám ngay lập tức để bác sĩ kịp thời phát hiện sự bất thường của bà bầu và có phương pháp cải thiện, điều trị càng nhanh càng tốt, giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như sảy thai, mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra.

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Chuột rút là tình trạng các cơ đột ngột co thắt khiến bà bầu bị đau đớn dữ dội

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu phần lớn không nguy hiểm, thường xảy ra khi bà bầu tập thể dục thể thao. Tuy nhiên một số bà bầu lại có thể bị chuột rút cả khi không thực hiện bất kỳ một loại hoạt động nào nhưng phần lớn chúng chỉ là những cảm giác bụng nặng, hơi đau giống như biểu hiện của phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt. 

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu phần lớn là do các yếu tố sinh lý không gây nguy hiểm cho thai kỳ

Nguyên nhân của hiện tượng bà bầu bị chuột rút khi mang thai tháng đầu là do: 

  • Nồng độ hormone relaxin và progesterone tăng cao khiến niêm mạc tử cung được làm dày lên giúp hợp tử làm tổ dễ dàng và các dây chằng liên kết xương xung quanh tử cung căng lên khiến bà bầu bị chuột rút bụng.
  • Tử cung phát triển khiến các mạch máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống xuống chân cùng bị chèn ép khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, khó chịu, chuột rút trong tháng thai kỳ đầu tiên.
  • Bà bầu bị ốm nghén gây nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải gây chuột rút ở bụng và nhiều vị trí khác trên cơ thể trong tháng đầu mang thai.
  • Bị chuột rút do không bổ sung đủ canxi cho bà bầu trong chế độ ăn hàng ngày

Tuy nhiên, nếu bà bầu vẫn bị chuột rút bụng sau tuần 10 – 12 của thai kỳ thì cần đi khám ngay để bác sĩ xác nhận nguyên nhân gây chuột rút và có phương pháp khắc phục phù hợp, bảo vệ sức khỏe bà bầu và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Đồng thời bà bầu cũng cần chú ý khi bị chuột rút bụng dưới, đặc biệt là tình trạng chuột rút ở bụng dưới đi kèm chảy máu âm đạo hoặc dịch nhầy âm đạo có đốm nâu. Bà bầu tháng đầu bị chuột rút kéo dài là 1 trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung (trứng đã thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng).

Làm thế nào để phòng ngừa chuột rút khi mang thai?

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Để phòng ngừa chuột rút ở bụng khi bà bầu mang thai tháng đầu các mẹ cần nhớ:

  • Không giữ nguyên một tư thế quá lâu. Nếu công việc bắt buộc mẹ bầu phải ngồi 1 chỗ thì cố gắng tranh thủ thời gian co duỗi, vận động chân tay trong giờ làm việc và tranh thủ đứng lên đi lại nhẹ nhàng ngay khi có thể.
  • Không làm việc nặng, đi lại quá nhiều và mang vác vật nặng, không đột ngột thay đổi tư thế. Thay vào đó bà bầu nên làm việc và đi lại nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Tập luyện thể dục thể thao bằng những bài tập vừa sức, phù hợp với bà bầu như đi bộ, bơi lội, yoga,… để tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu, giảm nguy cơ chuột rút bụng trong tháng đầu mang thai.
  • Uống đủ 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày
  • Chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ tinh bột, chất đạm chất béo, chất xơ. Chú ý sử dụng thực phẩm giàu sắt, canxi, magie, kali như thịt bò nạc, sữa, cá, các loại rau có lá màu xanh đậm,…
  • Uống viên sắt mỗi ngày ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt
  • Bổ sung sắt canxi đầy đủ qua chế độ ăn và các sản phẩm bổ sung cho phù hợp. Chú ý uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày sao cho đảm bảo khả năng hấp thụ và không khiến sắt và canxi ức chế hấp thụ lẫn nhau.
  • Tắm nước ấm và ngâm chân bằng nước muối gừng để ngăn ngừa và cải thiện chuột rút bụng và ở những vị trí khác khi mang thai.

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu phần lớn là do những yếu tố sinh lý không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Tuy nhiên bà bầu cần chú trọng bổ sung canxi thông quan thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi khiến bà bầu bị chuột rút.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn