Trang chủ » Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

(03/03/2024)

Nhiều mẹ bầu thích ăn chôm chôm nhưng lại lo nóng trong, bị nổi mụn, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Thực hư chuyện này là như thế nào, bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Rate this post

Lợi ích khi bà bầu ăn chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây có mùi vị rất dễ ăn, ngọt nhẹ, thơm, được nhiều người yêu thích. Hơn nữa, thành phần của chôm chôm cũng giàu vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Những lợi ích mà chôm chôm đem lại cho sức khỏe mẹ bầu gồm:

Giúp chắc khỏe xương

Trong chôm chôm chứa nhiều canxi. Đây là chất cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và giúp xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, trong chôm chôm còn chứa nhiều phốt pho cũng giúp tăng cường sức khỏe của xương, hạn chế lão hóa xương.

Ngăn ngừa ung thư

Chôm chôm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó, giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Tốt cho tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ được tìm thấy trong chôm chôm tương đối cao nên sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Chôm chôm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Thành phần của chôm chôm chứa nhiều nước và chất xơ nên sẽ giúp cơ thể cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, giúp mẹ bầu không ăn quá nhiều và kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Kháng viêm

Thành phần của chôm chôm chứa nhiều chất có tính sát trùng cao nên khi ăn chôm chôm đều đặn sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và kích thích quá trình hồi phục vết thương nhanh hơn.

Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Chôm chôm không có tính nóng nhưng ăn nhiều có thể gây mụn do cơ thể nạp nhiều đường

Chôm chôm là loại trái cây được nhiều chị em ưa thích. Loại trái cây này đem đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không dám ăn vì sợ nóng. Vậy bà bầu ăn chôm chôm có nóng không?

Câu trả lời là có. Chôm chôm được liệt kê vào danh sách những loại trái cây gây nóng. Nguyên nhân gây ra quan niệm ăn chôm chôm nóng là do thành phần của chôm chôm chứa hàm lượng đường cao nên khi ăn nhiều có thể dẫn đến nổi mụn, nhiệt miệng, gây đầy bụng, khó tiêu… Ngoài ra, cũng do cơ địa từng người nên có người ăn chôm chôm bị nổi mụn.

Tuy chôm chôm nóng nhưng mẹ bầu vẫn có thể ăn chôm chôm, miễn ăn với mức độ vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều, ăn liên tục. Nếu mẹ là người thường xuyên nóng trong, bốc hỏa thì không nên hạn chế ăn chôm chôm để tránh tình trạng khó chịu, bức bối…

Cách ăn chôm chôm không gây mụn, nhiệt miệng

Để việc ăn chôm chôm không gây mụn, nhiệt miệng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời điểm ăn: Mẹ có thể ăn chôm chôm bất cứ lúc nào trong ngày nhưng tốt nhất nên ăn trước bữa cơm khoảng 30 phút.
  • Không ăn nhiều: Mỗi ngày chỉ nên ăn 5-7 quả chôm chôm, không ăn quá nhiều vì sẽ khiến lượng đường trong máu tăng dễ dẫn đến nổi mụn, nhiệt miệng.
  • Đối tượng nên hạn chế: Những người có cơ địa dễ bị mụn, nhiệt miệng, rôm sảy thì nên hạn chế ăn chôm chôm để không khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Nếu thèm, chỉ ăn một vài quả chứ không nên ăn nhiều.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Mặc dù chôm chôm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều loại quả này. Thay vào đó, cần ăn uống đa dạng các loại trái cây và thực phẩm khác để bổ sung đủ dinh dưỡng. Khi mang thai, mẹ bầu nhất định phải bổ sung đủ những các vitamin và khoáng chất quan trọng dưới đây:

  • Acid folic: Bổ sung đủ giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Những thực phẩm giàu acid folic gồm: quả bơ, trứng gà, rau chân vịt, bông cải xanh, ngũ cốc…
  • Canxi: Bổ sung thiếu canxi khiến em bé chậm phát triển về xương và răng. Ngoài ra còn khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị loãng xương, đau lưng, đau mỏi người khi mang thai.
  • Sắt: Khi mang thai, thể tích máu của mẹ tăng 50% nên cần bổ sung nhiều sắt để tăng lượng máu nuôi thai nhi. Ngoài những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau màu xanh đậm, các loại hạt, chị em nên sử dụng sắt cho bà bầu để đáp ứng đủ nhu cầu sắt của cơ thể.
  • Protein: Protein cần thiết cho sự phát triển của mô và cơ quan thai nhi nên mẹ cần bổ sung đầy đủ protein trong suốt thời kỳ mang thai. Thực phẩm giàu protein tốt cho mẹ bầu gồm các loại thịt nạc, các loại hạt, trứng, sữa…
  • Ngoài ra, các vi chất: DHA, Magie, các vitamin nhóm B, Kẽm, I-ốt, … cũng rất quan trọng với sức khỏe thai kỳ

Mẹ nên kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng các viên uống: sắt, canxi, DHA, vitamin tổng hợp, … để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của thai kỳ nhé!

sat va canxi cho ba bau

Viên sắt và canxi cho bà bầu, nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Khi sử dụng viên sắt cho bà bầu, mẹ nên bổ sung đúng cách. Nhiều mẹ quan tâm, sắt uống trước hay sau ăn. Thời điểm tốt nhất để uống sắt là uống sau ăn sáng khoảng 1-2 tiếng và nên bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Bà bầu ăn chôm chôm có nóng không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mẹ hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, lành mạnh để có thai kỳ trọn vẹn, đủ chất, bé phát triển toàn diện nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn