Trang chủ » 6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

(08/05/2023)

Mang thai lần đầu khiến các cặp vợ chồng vô cùng lo lắng làm sao để có thai kì suôn sẻ và khỏe mạnh. Tìm hiểu 6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết để giúp bé yêu được phát triển và chào đời tốt nhất.

Rate this post

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết

Mang thai là một cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa với cuộc đời của bất kỳ người phụ nào. Đặc biệt mang thai lần đầu khiến nhiều cặp vợ chồng khá bỡ ngỡ với nhiều điều mới mẻ mà trước đây chưa từng gặp phải. Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu sau đây ba mẹ không nên bỏ qua nhé.

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hình thành của bé. Vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em chuẩn bị mang thai lần đầu cần chú ý để đảm bảo thực đơn có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất sau:

  • Chất bột đường: Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau
  • Chất đạm: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu…
  • Chất béo: Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật
  • Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất: Các loại rau xanh, trái xây…..

Mẹ bầu cần xây dựng thực đơn cân đối các nhóm chất để tránh thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng bào thai hay thừa năng lượng khiến mẹ tăng cân quá mức.

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

Mẹ chuẩn bị mang thai lần đầu cần có chế độ ăn uống cân đối, khoa học

2. Tăng cường bổ sung axit folic 

Không chỉ trong thời gian mang thai mới cần bổ sung axit folic mà vi chất này cần được bổ sung vào cơ thể ngay cả trước khi mang thai. Bởi đây là vi chất cần thiết cho sự phát triển ống thàn kinh – cơ quan hình thành ngay trong những tuần đầu tiên của thai kì – thời điểm mẹ còn chưa biết mình có thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung axit folic đày đủ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 70%.

Để đáp ứng nhu cầu axit folic trong giai đoạn này, mẹ nên ăn thêm các thực phẩm giàu axit folic mỗi ngày như: bông cải xanh, măng tây, gan lợn, hạnh nhân, trứng gà, đậu hà lan… kết hợp vớ việc sử dụng viên uống bổ sung axit folic với liều lượng phù hợp.

Viên uống bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu

Viên sắt và axit folic cho mẹ bầu nhập khẩu chính hãng từ châu Âu

3. Tìm hiểu các mũi tiêm phòng 

Tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, các chị em mang thai lần đầu cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu.

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

Tiêm phòng trước khi mang thai mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu

Trước khi mang thai, mẹ bầu cần tiêm những loại vắc-xin sau sau:

  • Sởi – quai bị – Rubella: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng. Nếu mẹ bị nhiễm sởi – quai bị – Rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai nhi dị tật.
  • Viêm gan B: Tiêm phòng viêm gan B trước hoặc thời gian mang bầu. Nếu mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con.
  • Thủy đậu: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 2 tháng trước. Theo thống kê thì có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con trong khi sinh nở.
  • Cúm: Tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. Nếu mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật.

4. Nắm được các mốc khám thai

Khi chuẩn bị mang thai lần đầu, các mẹ nên nắm được các mốc khám thai quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với việc theo dõi sự phát triển của thai nhi. Khám thai đúng lịch giúp mẹ sớm phát hiện ra những bất thường và có thể can thiệp kịp thời.

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

Các mẹ nên nắm rõ được các mốc khám thai quan trọng nhé

  • Tuần 5 – 8: Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, thai đã vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần.
  • Tuần 11-13: Khảo sát số lượng thai, ngày dự sinh, đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…
  • Tuần 16-22: Khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở các cơ quan, nội tạng. Đo các chỉ số phát triển của thai: như vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi ước tính…
  • Tuần 22-28: Tiếp tục siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, xét nghiệm nước tiểu, tầm soát tiểu đường thai kỳ, hướng dẫn tiêm phòng uốn ván mũi 1.
  • Tuần 28-32: Thăm khám để phát hiện các bất thường khởi phát muộn của thai nhi như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Tuần 32-34: Kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Tuần 34-36: Thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 6 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.
  • Tuần 36 đến tuần 39: Tiến hành các thăm khám thường quy như siêu âm, xét nghiệm máu để chuẩn bị cho cuộc sinh, nước tiểu, thực hiện Non-stress test và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.

5. Nên vận động thường xuyên 

Song song với nghỉ ngơi, chị em nên vận động thường xuyên vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu. Việc tập thể dục trước và trọng khi mang thai còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ, theo đó sự phát triển của thai nhi cũng tiến triển tốt hơn. Những bài tập thể dục hợp lý cho phụ nữ chuẩn bị mang thai như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga…

6 lưu ý khi chuẩn bị mang thai lần đầu ba mẹ nên biết?

Tập luyện vừa sức khỏe cơ thể khỏe mạnh và mang thai thuận lợi

6.  Giữ tâm lí thoải mái, không nôn nóng

Ngoài sức khỏe thì tâm lý là yếu tố rất quan trọng khi quyết định mang thai và sinh nở. Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để chuẩn bị tâm lý cho lần đầu tiên mang thai là chỉ có thai khi cả vợ và chồng đều sẵn sàng, vui vẻ và khỏe mạnh để đón nhận đứa bé. Đồng thời, người mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về cách tính ngày thụ thai, các dấu hiệu thai kỳ, cách chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ và nuôi dạy trẻ ngay từ sớm để giảm bớt áp lực về tâm lý.

Bài viết trên đã mang đến cho các mẹ chi tiết về những lưu ý trong quá trình chuẩn bị mang thai giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn.Mẹ nhớ thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, dinh dưỡng khóa học, uống axit folic đúng cách ngay từ giai đoạn này nhé. Chúc các mẹ chuẩn bị thật tốt và chu đáo về mọi mặt để giúp quá trình mang thai và sinh con an toàn thuận lợi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn