Trang chủ » 5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh

5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh

(12/04/2024)

Tiêm giảm đau khi sinh giúp mẹ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên 5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh sau đây sẽ giúp mẹ biết trước được những nhược điểm của phương pháp này.

Rate this post

5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh

Mặc dù phương pháp tiêm giảm đau khi sinh được các mẹ lựa chọn để giảm thiểu tình trạng đau đớn khi sinh con hiệu quả. Tuy vậy thì phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định. Dưới đây là 5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh, mẹ hãy tham khảo ngay: 

  • Gây hạ huyết áp quá mức:

Hạ huyết áp chính là một trong số các tác dụng phụ của phương pháp tiêm giảm đau khi sinh bởi thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh mạch máu của mẹ khiến huyết áp bị tụt xuống. Khi đó mẹ cần được theo dõi huyết áp liên tục để tránh mẹ bị hạ huyết áp quá mức, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ.

5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh

Mẹ có thể bị hạ huyết áp do tiêm giảm đau

  • Gây mất kiểm soát bàng quang:

Nếu các mẹ sau khi sinh mà tiêm giảm đau lại không cảm thấy căng cứng bàng quang thì đó là tác dụng phụ của thuốc gây tê và giảm đau. Khả năng kiểm soát được bàng quang của mẹ lấy lại được là vào thời điểm khi thuốc hết tác dụng. Khi thuốc chưa hết tác dụng thì mẹ cần được đặt ống thông tiểu để có thể đảm bảo quá trình tiểu tiện của mẹ diễn ra thuận lợi.

  • Gây ngứa da, buồn nôn:

Mẹ có thể bị ngứa da và buồn nôn sau khi tiêm giảm đau khi sinh. Nguyên nhân chính là do mẹ bị hạ huyết áp – một tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ này gây ra những tác dụng phụ khác là điều được ghi nhận ở việc tiêm giảm đau khi sinh ở các mẹ.

  • Đau lưng sau sinh:

Đau lưng chính là  một tác dụng phụ khiến nhiều mẹ lo lắng hiện nay. Nguyên nhân chính là do vị trí chọc kim có thể xuất hiện do mũi kim nên gây tổn thương nhỏ ở dây chằng giữa hai đốt sống nên gây đau. Tình trạng này có thể hết khi vết kim đã liền sẹo. Tuy nhiên, không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài ở mẹ sau khi hết tác dụng phụ của thuốc.

5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh

Tiêm giảm đau cũng gây tác dụng phụ là đau lưng

  • Nhiễm trùng máu và tụ máu ngoài màng cứng:

Đây là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm mà có thể xuất hiện sau khi thực hiện tiêm giảm đau khi sinh con. Tuy nhiên đây là những triệu chứng hiếm gặp nên mẹ không cần quá lo lắng mẹ bị nhiễm trùng máu và tụ máu ngoài màng cứng mẹ nhé.

Khi nào mẹ nên và không nên thực hiện tiêm giảm đau khi sinh?

Tùy vào từng trường hợp thì mẹ bầu nên hoặc không nên áp dụng biện pháp tiêm giảm đau khi sinh. Nếu mẹ thuộc vào những trường hợp sau sẽ có thể tiêm giảm đau khi sinh:

  • Những mẹ bầu có sức khỏe tốt sẽ đủ điều kiện chuyển dạ sinh thường sẽ thực hiện được phương pháp này. Mẹ có thể yêu cầu ngay lúc nhập viện mẹ nhé.
  • Những mẹ có ngưỡng chịu đau thấp và gặp khó khăn khi sinh như mệt mỏi, lo lắng, vật vã, thậm chí là bị ngất ở lần sinh trước đó thì nên đăng ký dịch vụ sinh con an toàn
  • Đối với những mẹ lần đầu sinh con thì mẹ có thể đăng ký dịch vụ này ngay từ đầu hoặc khi bị đau vượt mức chịu đựng

Còn nếu mẹ đang trong những tình trạng dưới đây thì không nên áp dụng tiêm giảm đau khi sinh:

  • Mẹ bị mắc bệnh tim mạch
  • Mẹ đang bị viêm hoặc nhiễm trùng vùng lưng khi gây tê
  • Các mẹ đã có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê
  • Mẹ đang sử dụng những loại thuốc chống đông
  • Mẹ có hiện tượng chảy máu hoặc nhiễm trùng máu

Những bất lợi của phương pháp tiêm giảm đau khi sinh

Phương pháp tiêm giảm đau khi sinh nhưng cũng có thể mang lại một số bất lợi như sau:

  • Vì các nguyên nhân và lý do y tế, không phải mẹ nào cũng có thể được áp dụng tiêm giảm đau khi sinh
  • Mẹ có thể cần phải truyền dịch trong quá trình tiêm giảm đau, và huyết áp mẹ cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình tiêm
  • Quá trình chuyển dạ có thể kéo dài do thuốc làm giảm đi sự co bóp của tử cung
  • Bé yêu cần được theo dõi  chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn

Dù có tiêm giảm đau hay không, để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh và có sức khỏe tốt nhất cho quá trình vượt cạn, thời gian mang thai, mẹ bầu đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, axit folic, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để có thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh!

Vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu chính hãng châu Âu

Vitamin tổng hợp cho bà bầu nhập khẩu chính hãng châu Âu

Bài viết trên giúp mẹ biết được 5 tác dụng phụ khi tiêm giảm đau khi sinh. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh để cho quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. 

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn