Trang chủ » Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào?

Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào?

(29/03/2024)

Vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Vậy nên xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào?

Rate this post

Tác nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng chủ yếu do các vi khuẩn thường gặp như: tụ cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí, trực khuẩn Coli, liên cầu khuẩn… gây nên. Những vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi và chờ đợi khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công.

Vết khâu tầng sinh môn là vết thương hở nên sẽ dễ bị những tác nhân nêu trên tấn công, xâm nhập vào rồi gây nhiễm trùng. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, sản phụ có thể bị mưng mủ nặng hoặc nhẹ, sốt, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Có nhiều nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết khâu tầng sinh môn rồi gây nhiễm trùng. Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Do bục chỉ

Nhiều trường hợp bị bục chỉ vết khâu khi vết thương chưa lành hẳn khiến vết khâu bị hở miệng. Cùng với đó nếu vệ sinh không đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ là rất cao.

Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào?

Bục chỉ vết khâu nếu không chăm sóc cẩn thận dễ gây nhiễm trùng

Vệ sinh không đúng cách

Việc chăm sóc tầng sinh môn sau khi sinh con là rất quan trọng. Nhiều người vệ sinh không đúng cách, vệ sinh không thường xuyên hoặc sử dụng nước ô nhiễm để vệ sinh… khiến vết thương chảy nước, nhiễm khuẩn, mưng mủ và lâu lành hơn.

Vết khâu bị sưng

Nhiều sản phụ bị sưng vết khâu lâu lành do tụ máu vết khâu, viêm nhiễm vùng kín hoặc lạc nội mạc tử cung cũng dẫn đến nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

Xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào?

Vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết… rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp có thể đe dọa tính mạng nếu biến chứng nặng.

Vậy, xử lý vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng như thế nào là đúng cách và an toàn? Hãy làm theo những cách sau:

  • Khi vết khâu bị nhiễm trùng, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay, không được tự ý điều trị tại nhà.
  • Với nhiễm trùng, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, kháng viêm và chọn loại thuốc an toàn với bà mẹ đang cho con bú. Nếu đáp ứng tốt, vết thương sẽ nhanh lành và đẹp trở lại.
  • Với những trường hợp với khâu không liền lại dù đã uống thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định khâu lại tầng sinh sinh môn để phục hồi.
  • Mẹ bỉm nên mặc quần rộng rãi để tránh cọ xát vào vết thương.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh an toàn, dịu nhẹ. Nên tham khảo loại dung dịch phù hợp với bác sĩ.
  • Vận động nhẹ nhàng, không nằm lâu một chỗ để giúp máu lưu thông tốt hơn. Máu lưu thông đến tầng sinh môn sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục một cách tự nhiên.
  • Không nên dùng nhiều sức để rặn khi đi đại tiện vì sẽ tác động trực tiếp đến vết khâu. Nếu bị táo bón, hãy dùng thuốc làm mềm phân để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

Áp dụng những cách trên, việc nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh chóng được cải thiện, mẹ bỉm cũng hồi phục sức khỏe tốt hơn để có thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

Mẹ cho con bú bị cảm có nên uống thuốc?

Nhiễm trùng vết khâu thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa ngay từ sớm để tránh nguy cơ nhiễm trùng bằng những biện pháp dưới đây:

  • Chủ động đi lại, vận động nhẹ nhàng sau khi sinh để tăng cường lưu thông máu, giúp vết thương nhanh lành, hạn chế táo bón, khó tiêu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp và sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh.
  • Thay băng vệ sinh sau mỗi 2 – 3 giờ những ngày đầu sau sinh. Về sau, khi sản dịch ít hơn thì thay sau khoảng 4 giờ. Lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng.
  • Tập các bài tập sàn chậu để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh.
  • Chườm lạnh vết thương để giảm sức tấy.
  • Không quan hệ sau sinh khi vết thương chưa lành và sức khỏe sản phụ chưa hồi phục.
  • Rửa sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh và lau khô.
  • Mặc quần lót rộng thoáng, hạn chế bí bách, ẩm ướt dễ sinh sôi vi khuẩn.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng hỗ trợ mẹ nhanh hồi phục vết thương hơn. Trong đó, với những vi chất thiết yếu: sắt, DHA, axit folic, canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh… mẹ nên bổ sung đầy đủ qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

viên bổ sung canxi sau sinh

Viên uống bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đang cho con bú

Đặc biệt, có nhiều sản phụ quan tâm khâu tầng sinh môn có được ăn trứng không vì sợ ăn trứng có thể gây ngứa, làm vết thương lâu lành. Theo các chuyên gia thì mẹ có thể ăn được trứng sau khi sinh miễn trước đó không có chỉ định phải kiêng trứng. Trứng cũng giàu dinh dưỡng, nhất là protein, canxi, choline… rất tốt cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, mẹ nên ăn lòng đỏ, hạn chế ăn lòng trắng vì có thể gây mưng mủ vết thương.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn