Trang chủ » Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

(22/11/2023)

Tiêm uốn ván là việc làm rất quan trọng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên thực hiện trong thời gian mang thai. Giải đáp trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không giúp các mẹ chuẩn bị thật tốt trong những lần tiêm chủng để đạt hiệu quả cao.

Rate this post

Tại sao bà bầu nên tiêm uốn ván khi mang thai

Khi mang thai, mẹ không chỉ cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lí mà còn cần chủ động tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm trong đó có tiêm uốn ván. Vậy tại sao bà bầu nên tiêm uốn ván khi mang thai?

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi trực khuẩn Clostridium tetani. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong đất cát, gỉ sét kim loại và gây ra nhiễm trùng khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở đặc biệt là lúc mẹ chuyển dạ. Trẻ nhỏ có thể bị vi trùng xâm nhập vào vị trí cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, khiến tim ngừng đập.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván trước phơi nhiễm còn giúp tạo kháng thể cho mẹ và tránh lây nhiễm khi chuyển dạ, đồng thời giảm nguy cơ uốn ván của trẻ khi cắt dây rốn.

Không chỉ riêng phụ nữ mang thai, những người làm trồng trọt, chăn nuôi, dọn vệ sinh ở cống rãnh, khu chăn nuôi gia súc, công nhân công trường cũng rất dễ bị mắc bệnh uốn ván, do đó việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Tiêm uốn ván là việc làm cần thiết khi mang thai

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không

Ngoài việc tiêm uốn ván đúng lịch và đủ số mũi cần thiết thì việc chuẩn bị trước tiêm như thế nào cho tốt cũng rất quan trọng. Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Câu trả lời là: Có, mẹ nên ăn no vừa phải để có sức khỏe sẵn sàng, tinh thần thoải mái giúp quá trình tiêm thuận lợi hơn.Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, bà bầu nên ăn uống nhẹ trước khi tiêm để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả. Bởi điều này giúp nạp năng lượng cho cơ thể trước khi tiêm phòng.

Ngoài ra, ăn nhẹ trước khi tiêm cũng giúp cơ thể chống lại một số tác dụng phụ do tiêm phòng gây ra, giảm nguy cơ hạ huyết áp hoặc có những phản ứng sốc phản vệ không mong muốn đối với cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, các mẹ nên ăn no vừa phải để làm giảm những cảm giác khó chịu sau khi tiêm nhé.

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Trước khi tiêm uốn ván, mẹ bầu nên ăn nhẹ nhé

Những việc mẹ nên làm và không nên làm khi tiêm uốn ván

Bên cạnh những thắc mắc về vấn đề trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý những việc nên và không nên làm sau đây.

  • Mẹ nên theo dõi sau tiêm: Sau tiêm mẹ có thể có những phản ứng như sốt nhẹ, đau nhức cơ, buồn nôn, mệt mỏi. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau 2-3 ngày. Do đó, các mẹ nên theo dõi kĩ tình trạng của cơ thể sau tiêm nhé.
  • Mẹ nên ăn uống đầy đủ: Bổ sung cho cơ thể chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nên nạp các thực phẩm đã được chế biến dạng lỏng, dễ nhai nuốt. Mẹ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường vitamin, duy trì uống các viên vi chất sắt và canxi cho bà bầu thích hợp giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, giảm sự khó chịu của tác dụng phụ.
  • Mẹ không nên sử dụng các chất kích thích: Đây không chỉ là khuyến cáo chung cho tất cả phụ nữ mang thai mà còn đặc biệt quan trọng đối với các mẹ bầu sau khi tiêm uốn ván. Bởi chính những thức uống này có thể làm suy giảm miễn dịch vốn đã yếu của các thai phụ.
  • Mẹ không nên vận động mạnh: Sau khi tiêm uốn ván, bà bầu có thể gặp các phản ứng sau tiêm như đau nhức cơ. Lúc này, thai phụ cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh để lấy lại sức, tránh những hoạt động mạnh tiêu hao sức lực.
  • Mẹ không nên bôi, đắp lên vết tiêm: Mẹ bầu cũng cần lưu ý kĩ hạn chế bôi đắp bất kì vật gì lên vị trí tiêm có thể tăng nguy cơ gây nhiễm trùng nơi tiêm. Bởi đây là vết thương hở có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu – nhập khẩu từ Châu Âu

Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không . Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho các mẹ để có kế hoạch tiêm chủng cho phù hợp. Bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng? Sắt và canxi là bộ đôi viên uống quan trọng đối với mẹ bầu và sau sinh do đó các mẹ nên uống trong suốt thai kỳ và kéo dài sau sinh ít nhất 6 tháng nhé. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi được phát triển tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn