Trang chủ » Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì?

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì?

(23/06/2023)

Mong muốn sinh con, con luôn ngủ ngoan và ăn ngon là mong muốn của mọi ông bố bà mẹ. Nhưng thực tế, không phải trẻ nào cũng như nhau, có trẻ lại ngoan, nhưng có trẻ lại hay quấy khóc những tháng đầu. Mẹ không biết trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp mẹ nhé.

Rate this post

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì?

Những tháng đầu đời là khoảng thời gian mẹ cần quan tâm và chăm sóc cho trẻ một cách cẩn thận và kỹ càng nhất bởi lẽ thời gian những tháng đầu cơ thể trẻ phát triển về thể chất và tinh thần rõ rệt. Điều chỉnh giấc ngủ là một trong những chức năng phức tạp nhất của não bộ của trẻ.

Khi ngủ, vỏ não phải ức chế toàn bộ các hoạt động của não liên quan đến hoạt động có ý thức của trẻ chính là hệ vận động, trong khi đó vẫn phải điều chỉnh hoạt động vô thức (hệ thần kinh thực vật) hoạt động bình thường, bao gồm hoạt động hô hấp, tim đập bình thường,… 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì?

Trẻ có thể gặp tình trạng ngủ không sâu giấc hoặc hay vặn mình

Trong nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình là do hệ thần kinh vận động không được ức chế hoàn toàn nên mới có biểu hiện nêu trên. Điều này chịu tác động của một số yếu tố sau đây:

  • Do trẻ bị thiếu dưỡng chất

Trẻ có thể bị thiếu dưỡng chất dẫn đến giảm tổng hợp chất trung gian hóa học có tác dụng dẫn truyền thần kinh. Khi thiếu những chất này có thể khiến trẻ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay vặn mình. Trẻ có thể bị thiếu những dưỡng chất sau đây:

  • Trẻ thiếu vitamin D:

Vitamin D là dưỡng chất có tác động lên chất lượng và thời gian của giấc ngủ. Thiếu hụt vitamin D trong cơ thể khiến trẻ khó ngủ, đặc biệt hay giật mình, ngắt quãng giấc ngủ.

Vitamin D là một trong những vi chất quan trọng với trẻ trong những năm đầu đời, nhất là giai đoạn sơ sinh. Bởi sữa mẹ có hàm lượng vitamin D rất thấp. Theo khuyến cáo của WHO, bé cần được bổ sung 400IU Vitamin D3 mỗi ngày ngay từ giai đoạn sơ sinh. Do đó, ngoài tắm nắng đúng cách, mẹ cần lựa chọn những sản phẩm bổ sung Vitamin D phù hợp cho bé để cung cấp đầy đủ vi chất này.

DHA và vitamin D3 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

DHA và Vitamin D3 cho trẻ 0-12 tháng tuổi nhập khẩu châu Âu

  • Trẻ thiếu hụt canxi:

Canxi là dưỡng chất quan trọng. ngoài có tác dụng phát triển xương, nó còn có chức năng điều hòa hoạt động của của hệ thần kinh. Nếu thiếu canxi trẻ có thể hay bị giật mình, vặn mình, quấy khóc khi ngủ kèm theo triệu chứng ọc sữa, co giật… Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị chậm phát triển, còi cọc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ sơ sinh thiếu canxi chủ yếu do thiếu Vitamin D gây ra. Bởi vitamin D là thành phần quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi. Để đảm bảo nhu cầu canxi của cơ thể, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ vitamin D cho bé nhé!

  • Thiếu chất béo:

Những chất béo tham gia vào cấu tạo các trục sợi thần kinh và các bao myelin có tác dụng làm tăng khả năng dẫn truyền thần kinh. Nếu thiếu chất béo, nhất là omega 3, DHA sẽ làm giảm hấp thu vitamin A, E. Do đó sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ và dễ cáu gắt.

Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn cho con bú, mẹ có thể kết hợp bổ sung DHA cho bé bằng các sản phẩm bổ sung dha cho trẻ sơ sinh chuyên biệt mẹ nhé!

  • Trẻ bị thiếu sắt:

Thiếu sắt có thể khiến trẻ bị suy giảm nhận thức, thường xuyên lo lắng, quấy khóc. Điều này sẽ làm cho trẻ mệt mỏi và mất ngủ. Không những thế, hệ miễn dịch và quá trình tạo máu, hồng cầu cũng bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

3 tháng cuối thai kì là giai đoạn vàng để thai nhi tích lũy sắt cho bé. Bé có mẹ không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ hoặc bé sinh non là những trường hợp dễ thiếu sắt hơn trong giai đoạn sơ sinh. Nếu thuộc những trường hợp này, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để bổ sung sắt cho bé mẹ nhé!

  • Do thói quen và bệnh lý:

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì?

Một số bệnh lý có thể khiến giấc ngủ của bé sơ sinh bị ảnh hưởng

Đây là nguyên nhân không kém phần quan trọng bên cạnh sự thiếu hụt dưỡng chất gây ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của trẻ, bao gồm những nguyên nhân:

  • Cảm xúc của trẻ được lưu lại trước giấc ngủ (trước khi ngủ trẻ có thể bị kích thích, khóc hoặc cười,…)
  • Các triệu chứng bệnh lý gây cho trẻ khó ngủ (ví dụ như trẻ bị sốt, đau, khí thở,…), đặc biệt là với những trẻ bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh lý hô hấp, bệnh trào ngược dạ dày, bệnh viêm tai giữa,… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
  • Các phản ứng sinh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như trẻ buồn tiểu, buồn đi ngoài hoặc ruột bị kích thích,…

Giấc ngủ của trẻ quan trọng như thế nào?

Đối với trẻ giấc ngủ rất quan trọng. Một giấc ngủ ngon và sâu giấc, không có sự gián đoạn là rất tốt cho trẻ. Thời gian ngủ của trẻ là lúc những tế bào não phát triển mạnh mẽ nhất. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng 80% lượng tế bào não của cơ thể được sinh ra trong những năm đầu, đặc biệt là trong 30 ngày đầu sau sinh là nhiều nhất. Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ giúp tế bào não phát triển tốt hơn. Một giấc ngủ sâu còn giúp trẻ tăng cường hormon sinh trưởng, giúp hỗ trợ phát triển xuống và cơ bắp.

6 chú ý giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng

Ngược lại, nếu rối loạn giấc ngủ có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quấy khóc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc và nhiều yếu tố khác nữa khi lớn lên.

Làm thế nào để trẻ có một giấc ngủ ngon?

Một giấc ngủ ngon rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, về lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các bố mẹ cần biết đến những lưu ý để trẻ ngủ ngon sau đây:

  • Tạo thói quen ngủ: duy trì những hoạt động theo thói quen trước khi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể bật đèn ngủ hoặc đọc sách cho trẻ để kích thích hormon giúp trẻ ngủ ngon là melatonin.
  • Ngủ đúng giờ: tạo thói quen ngủ và thức dậy theo một giờ cố định giúp trẻ có đồng hồ sinh học nhất quán.
  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh: không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng xanh có thể có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, gọn gàng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ sơ sinh không còn gặp tình trạng ngủ không ngon giấc nữa. Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ Vitamin D, DHA cho bé hàng ngày nhé!

Bài viết đã giúp bố mẹ biết được trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình là thiếu chất gì? Qua đó, bố mẹ nhớ bổ sung cho trẻ đầy đủ. Bố mẹ cũng nên tham khảo DHA cho bé uống sáng hay tối để bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn