Trang chủ » Trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

(06/10/2023)

Trầm cảm khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối rất nguy hiểm. Vậy trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện? Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này. 

Rate this post

Những thay đổi tâm lý 3 tháng cuối của bà bầu

Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của các mẹ bầu. Đây được xem là chặng đường cuối cùng của quá trình mang thai, sẽ kéo dài từ tuần thứ 29 đến tuần 40. Thai nhi trong bụng mẹ cũng đang phát triển mạnh mẽ nhất, dần sẵn sàng cho quá trình chào đời. Lúc này các mẹ bầu đã chuẩn bị sẵn sàng chào đón bé yêu. Đây là cột mốc đánh dấu sự kết thúc của một hành trình mang thai đầy vất vả.

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Mẹ mang thai 3 tháng cuối phải đối mặt với nhiều thách thức

Ở tam cá nguyệt cuối, mẹ bầu phải đối diện với khá nhiều sự thách thức về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Mẹ có thể gặp phải những thay đổi về mặt tâm lý trong 3 tháng cuối cụ thể như sau:

  • Hào hứng, nôn nao: Trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của thai nhi trong bụng và có sự tương tác, gắn kết hơn. Đây cũng là lúc cận kề những giây phút đón chào đứa con của mình nên nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi, cảm giác vui sướng, hân hoan và hồi hộp.
  • Lo lắng, bồn chồn: Đây là tâm lý thường thấy ở nhiều mẹ khi mang thai, nhất là các trường hợp lần đầu sinh con. Các mẹ có thể trở nên hào hứng để mong đợi được gặp mặt bé yêu của mình nhưng cũng vô cùng lo lắng và hồi hộp về ngày dự sinh.
  • Căng thẳng, stress: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể có sự biến đổi nhanh chóng về hàm lượng hormone estrogen và progesterone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đồng thời, nhiều bà mẹ do quá lo ngại về nỗi đau khi vượt cạn nên dễ trở nên căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Hay cáu gắt: Do những áp lực quá lớn từ việc mang thai, quá trình di chuyển khó khăn và sự hạn chế về một số hoạt động hàng ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ khiến cho nhiều chị em trở nên nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn so với bình thường.
  • Trầm cảm: Theo số liệu thống kê nhận thấy, có đến khoảng 8.7% các mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ khiến cho các mẹ bầu trở nên buồn chán, mệt mỏi, tuyệt vọng, ủ rũ, chán chường. Đây là trạng thái nguy hiểm, có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé yêu. Vậy nên tình trạng này cần sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Bởi trầm cảm sau sinh là thay đổi về mặt tâm lý nguy hiểm nhất, có thể để lại nhiều nguy cơ cho bé nên cần được phát hiện sớm và có các biện pháp cải thiện. Dưới đây là những biện pháp mẹ có thể tham khảo ngay:

  • Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách và một số rối loạn tâm thần khác. Do đó, mẹ bầu bị trầm cảm cũng có thể cân nhắc phương pháp này. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tự dành cho mình nhiều thời gian hơn để thư giãn, đọc sách, tránh xa các suy nghĩ tiêu cực.

Trầm cảm là chứng bệnh phức tạp, hình thành do sự tương tác giữa nhiều yếu tố nội sinh. Thông qua phác đồ điều trị, các chuyên gia sẽ giúp mẹ tháo gỡ những vướng mắc về mặt tâm lý. Phương pháp này an toàn với phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú và có những bệnh lý nền khác.

  • Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên trong 3 tháng cuối mang lại nhiều hiệu quả, nhất là trong việc cải thiện tình trạng trầm cảm khi mang thai. Mẹ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt, cơ thể khỏe khoắn, tinh thần của mẹ thêm sảng khoái. Từ đó, mẹ sẽ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực giúp giảm thiểu tình trạng trầm cảm khi mang thai hiệu quả.

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?

Mẹ mang thai 3 tháng cuối tập thể dục giúp cải thiện tình trạng trầm cảm

  • Tâm sự với người thân, bạn bè

Khi bà bầu bị trầm cảm, vai trò của người thân và bạn bè là rất cần thiết. Khi mẹ tâm sự, giãi bày với họ sẽ giúp tâm trạng mẹ thêm thoái mái hơn. Khi đó những người thân sẽ giúp đỡ, hỗ trợ mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực, khiến mẹ không còn cảm thấy cô đơn, mệt mỏi về tinh thần.

Đối với người chồng cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc, dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, chia sẻ với bà bầu giúp mẹ có thể giải tỏa những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Không gì có thể tuyệt vời hơn sự ân cần và chu đáo từ chính người chồng. Lắng nghe và trò chuyện là cách tốt nhất để bà bầu cảm thấy có động lực lớn để vượt qua thai kỳ.

  • Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Dinh dưỡng đối với mẹ bầu lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ càng phải chú ý nhiều hơn đến thực đơn ăn uống hàng ngày bởi lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi việc hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cũng góp phần lớn trong việc cải thiện tinh thần, giúp mẹ bầu có được một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh, giảm thiểu sự căng thẳng, mệt mỏi.

Việc bổ sung cân đối những dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể và tinh thần của mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện nhất. Ngoài thực đơn dinh dưỡng khoa học hợp lý, mẹ cũng cần bổ sung viên uống sắt, canxi, DHA cho bà bầu giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.

Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

Viên uống bổ sung DHA cho bà bầu nhập khẩu châu Âu

  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi con người. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ thường có tâm lý nhạy cảm và lo lắng nhiều nên dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của mẹ. Đây cũng là một trong những yếu tố có thể khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Do đó, để cân bằng trạng thái tâm lý trong giai đoạn này, các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày và cần rèn luyện thói quen ngủ sớm trước 23 giờ. Nếu mẹ bị khó ngủ, trằn trọc nhiều giờ vẫn không ngủ được thì nên sử dụng biện pháp thư giãn như sử dụng tinh dầu thơm, uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm,…

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện. Mẹ hãy tham khảo ngay để áp dụng. Ngoài ra việc biết đến DHA uống sáng hay tối giúp mẹ sử dụng viên uống hợp lý nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn