Trang chủ » Thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt những điều bạn nên biết

Thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt những điều bạn nên biết

(12/02/2020)

Kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, bên cạnh nguyên nhân mang thai. Quan tâm đến những thay đổi trong cơ thể trong những ngày hành kinh sẽ giúp bạn nữ đảm bảo được sức khỏe tốt hơn, tránh hiện tượng thiếu máu đột ngột khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi.

5 (100%) 5 votes

Trên thực tế, thiếu máu diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt diễn ra rất phổ biến, chiếm khoảng 29% phụ nữ bị ảnh hưởng trên toàn thế giới. Khi mất máu trong kỳ kinh nguyệt, chắc chắn bạn sẽ mất chất sắt và nếu dinh dưỡng của bạn không thay thế được sự mất mát hàng tháng này, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

phụ nữ trong kì kinh nguyệt dễ bị thiếu máu do thiếu sắt

Mất máu nặng trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể mất chất sắt và thiếu máu

1. Mất máu trong kỳ kinh nguyệt là gì?

Lượng máu mất trong kỳ kinh nguyệt khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thích tố, chế độ ăn uống, tập thể dục, cân nặng hoặc các điều kiện như lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt mất máu nặng hơn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) ở Anh, một phụ nữ được coi là mất máu kinh nguyệt nặng khi họ mất 80ml hoặc nhiều hơn trong mỗi chu kỳ bảy ngày, hoặc có chu kỳ kéo dài trên bảy ngày.

Chảy máu nhiều bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt được gọi là rong kinh và điều này có thể được gây ra bởi một số tình trạng như u xơ tử cung, polyp, mất cân bằng hormone, một số loại thuốc hoặc rối loạn chảy máu.

2. Bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt

Bạn có thể không cần phải xét nghiệm máu trong thời gian có kinh nguyệt, các dấu hiệu sau đây sẽ xác định bạn bị mất máu nặng trong kỳ kinh nguyệt là:

  • Bạn cần thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc hai giờ.
  • Bạn có cục máu đông lớn hơn 2,5cm.
  • Bạn thường lo lắng về việc máu kinh có thể tràn khỏi BVS ra giường hoặc quần áo.
  • Bạn thường sử dụng hai loại sản phẩm vệ sinh (ví dụ: miếng lót và tampon) cùng nhau.
  • Chảy máu kéo dài hơn bảy ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý một số dấu hiệu và triệu chứng sẽ cho biết bạn đang bị thiếu máu như:

  • Mệt mỏi nặng
  • Yếu đuối
  • Da nhợt nhạt, mồ hôi
  • Nhịp tim không đều
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Tức ngực

Nếu bạn thường xuyên trải qua bất kỳ điều nào ở trên trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Một chế độ ăn ít chất sắt có thể khiến bạn dễ bị thiếu máu hơn. Nếu trong kỳ hành kinh, bạn bị chảy máu nặng kéo dài hoặc nghi ngờ mình có thể bị thiếu máu, thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Hãy cố ghi nhớ các đặc điểm như: tần suất chảy máu nặng trong kỳ kinh nguyệt và liệu có các triệu chứng khác như đau dữ dội hay không. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp cho trường hợp của bạn.

3. Làm cách nào để điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ kinh nguyệt?

Bên cạnh tích cực ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt trong giai đoạn này, bạn cũng nên bổ sung viên sắt cho cơ thể để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt.

Tiến hành xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định quá trình bổ sung sắt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc mất chất sắt.

Bên cạnh đó, cũng có một vài lời khuyên về lối sống mà bạn có thể cân nhắc để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị thiếu máu thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng, đậu, đậu Hà Lan và ngũ cốc tăng cường trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Nếu bạn là người ăn chay hãy bao gồm nhiều loại đậu như đậu lăng và đậu xanh, đậu phụ, hoặc ngũ cốc tăng cường trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn cũng nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ vitamin B12, vì thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C (nhiều trái cây và rau quả tươi) để hỗ trợ hấp thụ sắt.
  • Giảm lượng caffeine, vì chúng có thể cản trở sự hấp thụ sắt.
  • Đừng hoàn toàn ngừng tập thể dục. Bao gồm các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc bơi lội trong thói quen của bạn vì thể dục có thể giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.

Nguồn: Sắt bà bầu

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36