Trang chủ » Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?

(07/06/2023)

Rối loạn tiền đình là thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhiều người, nhất là người già, xong, không phải ai cũng hiểu và nhận diện đúng bệnh. Thắc mắc rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không, chớ bỏ qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích.

Rate this post

Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người già nên biết

Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ở người già có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tiền đình thuộc hệ thần kinh, nằm sau bên ốc tai giữ nhiệm vụ duy trì tư thế, điệu bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình được hiểu là hiện tượng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế gây ra cảm giác chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn. Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình có thể kể đến như:

  • Bị rối loạn tiền đình bởi căng thẳng, stress, mệt mỏi quá độ, ngoài ra, người già nghiện rượu, bia,…cũng dễ gặp tình trạng này.
  • Rối loạn tiền đình do viêm dây thần kinh sọ não bởi vi rút gây nên.
  • Thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình cũng khiến người già bị rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn tiền đình do viêm tai giữa, tắc nghẽn động mạch hoặc chấn thương mê lộ.
  • Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền dẫn đến máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít gây rối loạn tiền đình.
  • Người già bị rối loạn tiền đình có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, đặc biệt là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não bị thiếu.
  • Rối loạn tiền đình có thể do người sống ở môi trường nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn, người lười vận động,…

Giải đáp rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài thường xuyên và tái phát. Giải đáp rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, về cơ bản, bệnh rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng, xong, nếu không được điều trị kịp thời thì đây lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Cụ thể, người già bị rối loạn tiền đình nếu cố gắng đi lại sẽ rất dễ bị ngã gây chấn thương xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não. Ngoài ra, các cơn đau đầu thường xuyên do rối loạn tiền đình còn gây cản trở đến khả năng tập trung, dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với người xung quanh. Hơn nữa, người cao tuổi bị rối loạn tiền đình còn tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rối loạn tiền đình ở người già là bị đột quỵ do máu lên não kém. 

Một số dấu hiệu người già bị rối loạn tiền đình nên quan tâm như:

  • Chóng mặt: người bệnh sẽ cảm thấy chao đảo, quay cuồng, khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, thậm chí có trường hợp không thể đứng lên được. Lưu ý triệu chứng chóng mặt cũng có thể xuất hiện khi người cao tuổi bị thiếu máu.
  • Mất ngủ, mất ý thức, ngất xỉu bởi lượng máu lưu thông lên não bị giảm, chức năng tim bị rối loạn, tụt huyết áp. Các triệu chứng này nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất ý thức.
  • Mất thăng bằng dẫn đến khó khăn trong việc đi lại, cảm thấy người lâng lâng, muốn di chuyển được cần phải bám víu vào người hoặc vật. Người bệnh gặp phải hiện tượng này là do tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ tiền đình, ngoại tháp và mắt.

Rối loạn tiền đình ở người già nên làm gì?

Người già nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn tiền đình cần đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và điều trị phù hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, sau đây là một số gợi ý giúp người bệnh cải thiện tình trạng này: 

thuốc bổ máu cho người già

  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng: tập yoga, tập dưỡng sinh, tập vẩy tay,…giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng tính tập trung, điều hòa nhịp tim.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ: nên đảm bảo giấc ngủ từ 7-10 tiếng/ngày bởi thiếu ngủ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
  • Ngâm chân với nước ấm hàng ngày vừa giúp máu lưu thông vừa giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon hơn.
  • Sống vô tư, thoải mái, hạn chế nghĩ ngợi, căng thẳng quá độ, stress kéo dài.
  • Người già nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn dễ gây tắc mạch, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, nước ngọt có gas,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (1-2 lít nước/ngày), đảm bảo bổ sung đủ các loại vitamin A, C, E, D, tăng cường ăn rau xanh, cung cấp đủ sắt tránh để bị thiếu máu, có thể sử dụng thêm thuốc bổ máu cho người già.
  • Người già bị rối loạn tiền đình cần ăn đủ bữa, tránh nhịn hay bỏ bữa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không và lời khuyên nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình. Thăm khám và điều trị kịp thời, có thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ giúp người già sớm đẩy lùi tình trạng bệnh.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn