Trang chủ » Rỉ ối: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rỉ ối: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

(09/04/2024)

Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi và bảo vệ thai nhi khỏi chấn thương khi đang còn nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều trường hợp mẹ bị rỉ ối ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây suy thai, sảy thai, sinh non.

Rate this post

Bệnh rỉ ối là như thế nào?

Rỉ ối: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rỉ ối là hiện tượng nước ối xuất ra bên ngoài âm đạo từng chút một

Thai nhi được bao bọc bởi nước ối – môi trường lỏng, vô khuẩn tránh các nhiễm trùng xảy ra cho thai nhi và cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định. Thai nhi có thể tồn tại và phát triển nhờ một lượng nước ối ổn định, không quá nhiều và không quá ít.

Vậy rỉ ối là thế nào? Rỉ ối là tình trạng nước ối xuất ra bên ngoài âm đạo ít một nên nhiều mẹ bầu không để ý hoặc cho rằng đó là nước tiểu hoặc dịch viêm nhiễm âm đạo. Rỉ ối có thể làm cho nước ối bị cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi, nếu không phát hiện kịp thời có tể gây suy thai, sảy thai, sinh non. Với mẹ bầu, rỉ ối làm cho vùng kín ẩm ướt, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ối, viêm nhiễm âm đạo.. Rỉ ối kéo dài có thể làm thai nhi chậm phát triển, mẹ bầu khó sinh hoặc tác động tới sự trao đổi oxy của thai nhi.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rỉ ối

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rỉ ối gồm có:

  • Bị viêm nhiễm trước hoặc trong thời gian mang thai.
  • Do gặp phải các bất thường về túi ối, khiến cho màng ối ngày càng mỏng đi và gây ra tình trạng rò rỉ nước ối.
  • Thai phụ có ngôi thai bất thường, khung xương chậu hẹp, đa ối, đa thai, viêm màng ối, bánh nhau bám tại vị trí không tốt trên thành tử cung, hở eo tử cung..
  • Không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu cho thấy mẹ bị rỉ ối

Rỉ ối: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Mẹ bầu bị rỉ ối có thể kèm theo các cơn gò tử cung

Biểu hiện cho thấy mẹ bị rỉ ối là có nước chảy ít một từ âm đạo, tuy nhiên mẹ cần phân biệt rõ đó là nước ối, nước tiểu hay dịch âm đạo để hạn chế nguy cơ xấu xảy ra với thai nhi, ngăn ngừa biến chứng sức khỏe:

  • Nước ối thường trong, nước tiểu thường vàng nhạt, dịch âm đạo thường nhầy và đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh.
  • Nước ối không mùi, nước tiểu mùi khai, dịch âm đạo có thể mùi tanh.
  • Các bà bầu có thể nhịn tiểu, dịch âm đạo ra tự nhiên.
  • Tiểu sạch nước tiểu trong bàng quang nhưng vẫn thấy quần lót bị ướt.
  • Khi thử quỳ tím thấy quỳ tím chuyển màu xanh thì là nước ối.
  • Rỉ ối có thể kèm theo những cơn gò tử cung.

Phòng ngừa tình trạng rỉ ối trong thai kỳ

Rỉ ối: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Thực hiện siêu âm và khám thai định kỳ để phòng tránh tình trạng rỉ ối

Tình trạng rỉ ối trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước ối ít có thể làm mẹ bị khó sinh do dây rốn bị chèn ép, suy thai, làm tăng nguy cơ sinh mổ, do đó, việc phòng bệnh là rất cần thiết.

Các cách phòng tránh rỉ ối gồm:

  • Theo dõi sự thay đổi của cơ thể để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra nhờ phản ứng kịp thời.
  • Thực hiện siêu âm và khám thai theo lịch định kỳ.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng tránh viêm nhiễm.
  • Không nên quan hệ tình dục, ngâm mình trong bồn tắm, thực hiện thụt rửa âm đạo hoặc tự kiểm tra vùng kín sử dụng tay.
  • Không nên dùng băng vệ sinh bởi có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Các biện pháp điều trị rỉ ối cho bà bầu

Tùy từng giai đoạn mang thai mà khi bị rỉ ối mẹ sẽ có hướng xử lý khác nhau:

  • Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có tình trạng rỉ ối, mẹ bầu cần tới các cơ sở y tế để thăm khám ngay bởi nước ối bị rò rỉ, màng ối cũng sẽ dần mỏng hơn và có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm.
  • Nếu thai nhi còn nhỏ thì bà bầu bắt buộc phải uống thuốc kháng sinh để chống lại nguy cơ nhiễm trùng ối, đồng thời kết hợp truyền dịch và dùng thuốc chống co bóp tử cung để ổn định túi ối. Mua kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các loại kháng sinh không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Trường hợp thai nhi đã lớn hơn 37 tuần và đủ sức sống, bác sĩ có thể quyết định giục sinh sớm để tránh rủi ro cho em bé.
  • Trong trường hợp chất lỏng màu xanh lúc và tiết ra nhiều hơn là dấu hiệu cho thấy em bé đã đi đại tiện phân su trong dạ con, có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé, mẹ cần nhập viện ngay.

Nâng cao sức khỏe trong suốt các giai đoạn mang thai là rất cần thiết để giúp mẹ trải qua thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển tốt. Mẹ cần bổ sung các vi chất quan trọng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày, kết hợp dùng viên sắt, canxi, DHA để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tốt nhất mẹ hãy tìm hiểu loại sắt nào không gây táo bón và uống sắt, canxi đúng cách để cơ thể hấp thu tối ưu.

Viên sắt, canxi, DHA, hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu

Viên sắt, canxi, DHA, hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu mẹ sau sinh nhập khẩu chính hãng châu Âu

Hiện tượng rỉ ối không hiếm gặp và có thể xảy ra gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, do đó mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao để có phản ứng kịp thời cho tình trạng này. Hãy giữ gìn sức khỏe tốt, nghỉ ngơi nhiều hơn và khám thai theo lịch để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Ngoài ra, mẹ hãy chọn mua viên uống uy tín, chất lượng và uống đúng cách để tránh tác dụng phụ của viên sắt cũng như hỗ trợ hấp thu hiệu quả.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn