Trang chủ » Nhau bám mặt sau là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt sau là như thế nào? Có nguy hiểm không?

(24/02/2024)

Nhau bám mặt sau là một trong những trạng thái của bánh nhau bám trên thành tử cung trong suốt 9 tháng mang thai. Cùng tìm hiểu về tình trạng nhau bám mặt sau và ảnh hưởng của nó đến thai kỳ.

Rate this post

Tình trạng nhau bám mặt sau là gì?

Nhau thai hay còn được gọi là rau thai, là một bộ phận quan trọng nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn, đây là cơ quan quan trọng có chức năng giúp cho thai nhi có thể phát triển được trong tử cung của mẹ bằng cách vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời loại bỏ những chất thải khỏi máu của thai nhi.

Nhau bám mặt sau là tình trạng nhau bám trên thành sau của tử cung và gần với cột sống nhất. Đây là vị trí bám thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Ngoài ra, nhau thai có thể bám ở những vị trí khác như:

  • Nhau bám mặt trước.
  • Nhau bám phía trên lòng tử cung.
  • Nhau bám bên phải hoặc bên trái lòng tử cung.

Nhau bám sau được chia thành hai nhóm chính đó là:

  • Nhau bám mặt sau nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua được vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy.
  • Nhau bám mặt sau nhóm 2 khi bờ trên của bánh rau vượt lên trên 1⁄2 thân tử cung hoặc ở ngang thân.

Nhau bám mặt sau là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt sau là khi nhau thai bám trên thành sau tử cung

Nhau bám mặt sau có nguy hiểm không?

Cùng với sự lớn lên của thai nhi thì bánh nhau cũng sẽ tăng kích thước và diện tích bánh nhau sẽ thay đổi và lan theo nhiều hướng khác nhau. Nhau bám mặt sau có nguy hiểm không là băn khoăn của không ít mẹ bầu khi mang thai.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rau bám mặt sau không gây nguy hiểm. Nếu tình trạng nhau bám sau nhưng không bám thấp thì mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe. Nhưng nhau bám sau thường sẽ có nguy cơ cao dẫn đến nhau bám thấp khi tuổi thai lớn dần. Chính vì vậy, mẹ cần biết những nguy cơ khi nhau bám thấp mặt sau để có kế hoạch theo dõi sức khỏe thai kỳ sát sao hơn.

Khi thai phụ bị rau bám thấp mặt sau sẽ ảnh hưởng xấu đến thai kỳ như:

  • Nguy cơ bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí có thể gây suy thai.
  • Rau bám mặt sau có dễ đẻ không? Nhau thai gần cổ tử cung khiến cho thai nhi khó xoay ngôi thuận, dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang từ đó làm tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ, do tình trạng chảy máu âm đạo.
  • Nhau bám thấp mặt sau có thể khiến mẹ bầu xuất huyết âm đạo nặng, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm, dù thai nhi chưa đủ ngày đủ tháng. Khi sinh non bé sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, sức đề kháng với môi trường cũng kém hơn rất nhiều.
  • Trong quá trình chuyển dạ, nhau thai có nguy cơ bóc tách sớm làm sản phụ mất rất nhiều máu. Trong trường hợp, nhau thai bám gần cổ tử cung, sau sinh, nhau thai sẽ bóc tách và khiến cổ tử cung chảy nhiều máu. Nguy hiểm hơn, cơ thể sẽ cắt bỏ tử cung nếu băng huyết nặng.

Nhau bám mặt sau là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nhau bám mặt sau chỉ nguy hiểm khi nhau bám thấp

Mẹ bầu rau bám mặt sau nên làm gì để thai kỳ khỏe mạnh?

Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ và giúp thai nhi được phát triển tốt nhất, mẹ bầu bị rau bám mặt sau nên chú ý:

  • Thăm khám thai thường xuyên để xác định có phải là nhau bám thấp mặt sau hay không để có thể có biện pháp xử lí kịp thời.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết.
  • Hạn chế vận động nhiều, hạn chế đi xe máy, đi đường xa, đường xóc.
  • Tuyệt đối tránh QHTD
  • Tuyệt đối không tác động vào vùng bụng để tránh tử cung bị kích thích, gây chảy máu.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn đồ dễ tiêu để tránh táo bón, đầy bụng.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo âu căng thẳng kéo dài.

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, axit folic, canxi, các loại vitamin, … Tuy nhiên, cần chọn những sản phẩm viên uống vi chất chuyên biệt cho bà bầu, nguồn gốc uy tín, chính hãng, vitamin bầu không gây táo bón để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Gold Vit Mama

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Gold-Vit Mama – nhập khẩu từ Châu Âu

Nhau bám mặt sau là như thế nào và có nguy hiểm không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ đã hiểu hơn về nhau thai cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân được tốt nhất. Chúc các mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.  

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn