Trang chủ » Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

(11/09/2021)

Nhau thai là bộ phận quan trọng trong quá trình mẹ mang bầu. Tình trạng nhau bám mặt sau và những vị trí nhau thai bám có ảnh hưởng khác nhau với thai nhi. Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

4.9 (97.6%) 25 votes

Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

Rau thai, hay còn gọi là nhau thai, khi phát triển có thể bám vào bất kỳ vị trí nào ở trong tử cung người mẹ.

  • Rau bám mặt trước: rau bám mặt trước của lòng tử cung, thành trước của tử cung, gần bụng.
  • Rau bám mặt sau: rau bám mặt sau, phía trên thành sau trong lòng tử cung, gần cột sống.

Vậy rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không? Vấn đề rau thai bám mặt sau vị trí hoàn toàn bình thường, nó không cản trở việc sinh đẻ như việc bánh nhau nằm ở cửa tử cung. Vị trí rau mặt trước hay mặt sau đều có lợi cho việc sinh nở của mẹ bầu. Các vị trí rau thai khác nhau có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của mẹ về thai nhi trong quá trình mang bầu. Một vài mẹ bầu có bánh nhau mặt sau sẽ dễ cảm nhận được chuyển động của thai nhi hơn.

Trong một số trường hợp, rau bám mặt trước sẽ khó kiểm tra tim thai hơn so với nhau bám mặt sau. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý vị trí rau bám mặt sau nhưng quá thấp so với cổ tử cung, tức là nằm ở vị trí cản trở đường ra của em bé. Trường hợp này gọi là nhau thai tiền đạo, và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

Vị trí rau mặt trước hay mặt sau đều có lợi cho việc sinh nở của mẹ bầu

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhau thai

Một số trường hợp xấu có thể xảy ra ở mẹ bầu trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng tới nhau thai. Mẹ bầu gặp phải các trường hợp này có nguy cơ bị nhau tiền đạo, nhau bong non, … ảnh hưởng đến quá trình trở dạ và thai nhi. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai thường gặp được thống kê như dưới đây:

  • Mẹ bầu đa thai sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh lý về bánh nhau nhiều hơn những mẹ mang đơn thai.
  • Độ tuổi mang thai thích hợp nhất cho phụ nữ là từ 20 – 34 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ ổn định nhất, sức đề kháng tốt và tỷ lệ sinh con dị tật cũng ở mức tối thiểu. Tuổi mẹ càng lớn, sự ảnh hưởng đối với quá trình mang thai càng rõ rệt hơn. Nhất là những mẹ bầu trên 40 tuổi, những vấn đề về nhau thai dễ xuất hiện hơn và việc mang thai cũng khó khăn hơn.
  • Các yếu tố về tâm lý, tinh thần của mẹ bầu như căng thẳng, mệt mỏi, lo âu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và thai nhi rất nhiều.
  • Khi người mẹ gặp phải chứng bệnh rối loạn đông máu hoặc tiểu đường trước khi mang thai cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về nhau thai.
  • Mẹ bầu có tiền sử bánh nhau bám thấp, nhau tiền đạo từ những lần mang thai trước, những lần bầu bí sau cũng dễ gặp lại các vấn đề về bánh nhau tương tự như các lần trước.
  • Huyết áp cao cũng là một nguyên nhân khiến nhau gặp khó khăn trong quá trình phát triển. Nhau thai sẽ không được phát triển đồng đều và không phát huy được hết chức năng trong thai kỳ.
  • Đặc biệt, mẹ bầu thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… trong thời gian dài hay trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhau thai và cả sức khỏe của thai nhi.

Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

Các yếu tố về tâm lý, tinh thần của mẹ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và thai nhi

Bảo vệ nhau thai khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

Các vấn đề về nhau thai phần lớn sẽ khó can thiệp một cách trực tiếp. Mẹ cần chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt và kế hoạch dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bánh nhau. Để có thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Mang thai trong độ tuổi thích hợp sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh và hạn chế các trường hợp xấu.
  • Bổ sung cho cơ thể mẹ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, các loại quả có lợi cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng cần quan tâm đến bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin từ viên uống vitamin cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và đủ dinh dưỡng cho con.
  • Từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng các chất kích thích trong suốt quá trình mang thai.
  • Thường xuyên chú ý nắm bắt những thông tin về sức khỏe thai nhi và nhau thai để có thêm nhiều kiến thức về sức khoẻ và ứng dụng trong thai kỳ
  • Khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc trước khi mang thai. Mẹ cũng đừng quên đi khám thai đúng lịch nhé.

Bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con

Bổ sung đầy đủ canxi, DHA và sắt cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con

Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không? Mẹ bầu cũng không nên chủ quan trong thai kỳ và  cần phải đi khám thai đúng lịch cũng như chuẩn bị dinh dưỡng tối ưu cho thai kỳ của mình. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra, mẹ nên tham khảo bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn