Trang chủ » Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

(20/02/2024)

Nhau bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Tùy thuộc vào vị trí bám của bánh nhau mà có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi. Vậy mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Rate this post

Hiện tượng nhau thai bám thấp là gì?

Nhau thai là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500 g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung.

Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Nhau bám thấp là tình trạng vị trí bám bất thường của nhau thai

Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung – nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao. Vị trí bánh nhau bám có thể được cải thiện tốt hơn khi tuổi thai càng lớn và tử cung phát triển lớn lên kéo theo vị trí nhau về phía đáy tử cung. Do bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo, nên đa số trường hợp nhau bám thấp phải mổ lấy thai.

Những nguy hiểm của nhau bám thấp

Nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ băng huyết trong thai kỳ và khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.

Đối với thai phụ

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ được chẩn đoán là nhau thai bám thấp thì có thể đối diện với một vài nguy cơ sau đây:

  • Thiếu máu thai kỳ: Nhau bám thấp có thể khiến bạn bị chảy máu âm đạo ở nửa sau thai kỳ. Việc chảy máu này có thể khiến thai phụ dễ bị mất máu và tăng nguy cơ sinh non hơn.
  • Xuất huyết khi sinh: Xuất huyết khi sinh là vấn đề rất dễ xảy ra nếu như tình trạng nhau bám thấp không được cải thiện. Khi đó, mẹ có thể đối diện với nguy cơ nhiễm trùng âm đạo hoặc thậm chí là tử vong nếu bị xuất huyết nặng.

Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Nhau bám thấp có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi

Đối với thai nhi

Không chỉ riêng mẹ bầu mà tình trạng rau bám thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như:

  • Trẻ bị chậm phát triển: Mẹ bầu thiếu máu sẽ khiến thai nhi bị chậm phát triển hơn bình thường. Một số trường hợp mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến con bị suy thai.
  • Tăng nguy cơ bị suy hô hấp cho trẻ: Vì nguy cơ sinh non của mẹ bầu có bánh nhau bám thấp cao hơn. Do đó mà nguy cơ sinh non cũng cao hơn bình thường. Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ cao bị suy hô hấp.
  • Ngôi thai bất thường: Khi rau bám thấp có thể khiến cho thai nhi khó xoay đầu hơi dẫn đến tình trạng ngôi thai bất thường.

Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Hiện nay, các phương pháp điều trị nhau thai bám thấp vẫn đang được nghiên cứu. Vậy mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì? Các mẹ cần chú ý những điều sau đây:

Nghỉ ngơi

Nếu các mẹ chỉ bị xuất huyết âm đạo nhẹ thì có thể được chỉ định dưỡng thai ở tại nhà. Khi đó, thai phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động và tránh làm việc nặng để không kích thích khiến máu chảy nhiều hơn tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ.

Khám thai định kỳ

Việc khám thai định kỳ rất cần thiết cho các mẹ trong quá trình mang thai vì đây là cách kiểm tra sức khỏe thai nhi và nhận biết những bất thường có thể xảy ra. Nếu mẹ bầu bị nhau thai bám thấp thì càng cần phải thường xuyên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe và kịp thời xử lý nếu tình trạng có xấu đi.

Mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì?

Mẹ bị nhau bám thấp cần khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn

Kiêng quan hệ tình dục

Kiêng quan hệ tình dục là đáp án cho nhau bám thấp cần kiêng gì. Nhau bám thấp sẽ dễ bị xuất huyết hơn khi chị em quan hệ tình dục. Thế nên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các chị em cũng nên kiêng chuyện chăn gối trong khoảng thời gian này.

Truyền máu khi cần thiết

Nếu mẹ bị nhau bám thấp dẫn đến xuất huyết nhiều, các mẹ có thể được chỉ định truyền máu và tiêm một số loại thuốc để ngăn ngừa sinh sớm. Ở trường hợp này, thông thường các bà bầu sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Mổ bắt thai

Nếu các mẹ bị xuất huyết nhiều không thể kiểm soát được hoặc khi tuổi thai đã lớn thì có thể được chỉ định mổ bắt thai. Tùy từng mức độ nguy hiểm mà các chuyên gia bác sĩ sẽ có lời khuyên khác nhau cho thai phụ. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu bánh nhau bám thấp, mẹ cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn là điều cần thiết cho bà bầu. Uống bổ sung sắt và canxi tốt cho bà bầu,… để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho mẹ và con các mẹ nhé.

Viên uống bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu nhập khẩu châu Âu

Viên sắt và canxi cho mẹ bầu nhập khẩu châu Âu

Bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được mẹ bầu nhau thai bám thấp nên làm gì và không nên làm gì, mẹ hãy tham khảo ngay để có thể đảm bảo an toàn cho thai kỳ, dưỡng thai một cách tốt nhất và có kỳ vượt cạn thành công nhé.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn