Trang chủ » Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

(25/02/2022)

Các dị tật của thai nhi nếu nhẹ có thể dễ dàng khắc phục, nhưng nếu nghiêm trọng thai nhi có thể sẽ dẫn đến chết non hoặc chết ngay sau khi sinh. Vậy làm sao để biết thai nhi không bị dị tật, thai nhi có thực sự khỏe mạnh và phát triển bình thường? Mẹ bầu đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết về dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Rate this post

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

Mẹ bầu nên đi siêu âm hoặc xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai kỳ chính xác 

Dị tật thai nhi là những bất thường của thai nhi xuất hiện ngay trong bào thai, đó có thể là bất thường về nhiễm sắc thể, hình thái của một hay nhiều cơ quan. Các dị tật bao gồm những vấn đề về thần kinh, đầu, mặt, vùng bụng, hệ xương, chi.

Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ bị dị tật thai nhi khoảng 3%, nghĩa là cứ 33 trẻ mới sinh ra thì có 1 trẻ bị dị tật. Phụ nữ khi mang thai đều có nguy cơ bị dị tật thai nhi. Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc. Do đó, việc phát hiện sớm các dị tật thai nhi là hết sức quan trọng để có biện pháp xử lý và can thiệp kịp thời. Siêu âm là một trong những phương pháp hiệu quả, an toàn, cho kết quả chẩn đoán chính xác tới 85% đến 90% và được áp dụng nhiều nhất để phát hiện từ sớm các dị tật thai nhi. Bên cạnh siêu âm, mẹ bầu cũng có thể đi xét nghiệm Double Test, Triple Test, Quadro test, xét nghiệm không xâm lấn NIPT. Đặc biệt mẹ nên lưu ý các mốc khám dị tật thai nhi qua siêu âm, xét nghiệm quan trọng sau:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, từ tuần 11 đến tuần 14: Mốc khám thai định kỳ tuần 12 là một trong 3 mốc khám bắt buộc phải thực hiện trong thai kỳ. Chỉ ở tuần thai thứ 11-13, kết quả siêu âm và xét nghiệm mới chính xác. Qua tuần 13 thì những chỉ số này không còn giá trị nữa. Vì trong giai đoạn từ 12 tuần tuổi, bé đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt hình thái. Do đó, ở lần siêu âm này bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra và sàng lọc các dị tật sớm như thai nhi có nguy cơ bị down hay một số căn bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể không?…
  • Siêu âm thai ở tuần 18 đến tuần thứ 23: Đây là mốc khám quan trọng để phát hiện hầu hết các bất thường về mặt hình thái thai nhi như các bất thường thần kinh, các bất thường hàm mặt, tim mạch, lồng ngực, ổ bụng, ruột, thành bụng, thận, tiết niệu, các bất thường ở cơ xương và các chi.
  • Siêu âm ở 3 tháng cuối, tuần thứ 30-32: Siêu âm giai đoạn này chủ yếu là đánh giá sự phát triển của thai nhi, vị trí thai nhi, nước ối, dây rốn và sự phát triển của tử cung,…nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Mẹ bầu tham khảo một số nguyên nhân gây dị tật thai nhi dưới đây, nếu còn đang băn khoăn, thắc mắc về làm sao để biết thai nhi không bị dị tật và lo sợ thai nhi có những dấu hiệu bất thường. 

  • Mang thai khi tuổi đã cao: Phụ nữ ngoài 35 tuổi khi mang thai và bố trên 50 tuổi có nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh hơn người trẻ tuổi. Vì khi ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng của cha mẹ thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể sẽ dễ xảy ra lỗi dẫn đến bất thường về di truyền.
  • Mang thai khi mắc các bệnh truyền nhiễm: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nếu nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… sẽ khiến trẻ mắc các dị tật. Các bệnh đái tháo đường, lupus ban đỏ cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Bố mẹ có mắc bệnh di truyền hoặc có tiền sử sinh con bị dị tật.
  • Tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc hại khi mang thai: Thai phụ tiếp xúc với các loại thuốc hay hóa chất độc hại như thuốc sâu, chất phóng xạ có nguy cơ cao bị dị tật thai nhi.
  • Tình trạng thiếu dinh dưỡng của mẹ: Thiếu folate của mẹ làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh, trong khi lượng vitamin A quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của phôi thai hoặc thai nhi. Do đó cần lưu ý bổ sung acid folic cho mẹ bầu, bổ sung đa dạng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng hơn cho mẹ bầu.

Các dị tật thai nhi thường gặp

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng như nghe kém, nói kém, khó ăn

  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Hội chứng khoèo chân bẩm sinh
  • Lỗ niệu đạo thấp hoặc cao
  • Dị tật sứt môi và hở hàm ếch
  • Hội chứng Down
  • Dị tật khuyết hậu môn

Cách hạn chế nguy cơ mắc dị tật thai nhi cho bà bầu

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật?

Bộ 3 viên uống bổ sung canxi, DHA, sắt và axit folic cho bà bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Làm sao để biết thai nhi không bị dị tật là quan tâm và thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, để yên tâm hơn về sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mẹ bầu nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Không nên sinh sống và làm việc tại các môi trường bị ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại, chất phóng xạ,…
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh khoa học: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như bổ sung sắt, canxi, đặc biệt là acid folic cho mẹ bầu rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, cũng như sự hình thành tế bào máu, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật tim,…Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày như uống sau bữa ăn 30 phút kèm với nước lọc để cơ thể hấp thu được tốt nhất.
  • Vận động và các bài tập thể thao nhẹ: Giúp mẹ khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh như cảm, sốt,… có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Với sự phát triển của y học hiện đại, các chẩn đoán dị tật thai nhi sớm có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác và dễ dàng giúp mẹ biết làm sao để biết thai nhi không bị dị tật. Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ, thực hiện đầy đủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ ở từng thời điểm thai và ăn uống đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn