Trang chủ » Đi khám thiếu máu sau sinh cần những bước nào

Đi khám thiếu máu sau sinh cần những bước nào

(16/02/2021)

Để biết chính xác sản phụ có bị thiếu máu hay không chị em cần phải đi khám thiếu máu sau sinh. Khám thiếu máu có những bước nào? Tìm hiểu về phương pháp khám cho bà mẹ bị thiếu máu sau sinh.

5 (100%) 1 vote

Chẩn đoán và xếp loại thiếu máu sau sinh

Thiếu máu sau sinh là tình trạng sản phụ có lượng hemoglobin < 110g/l tạo ra các triệu chứng thiếu oxy ở các mô và các cơ quan trong cơ thể.

Phân loại thiếu máu có thể căn cứ vào mức độ, diễn biến và nguyên nhân thiếu máu, đặc điểm của hồng cầu. Mỗi cách xếp loại có ý nghĩa và cách ứng dụng riêng trong việc chẩn đoán và điều trị chứng thiếu máu sau sinh ở sản phụ.

a/ Mức độ thiếu máu

Đối với mức độ thiếu máu, sản phụ bị coi là thiếu máu sau sinh khi có nồng độ hemoglobin trong máu < 110g/L ở tuần thứ 2 và < 120g/L ở tuần thứ 8 trở đi. Sản phụ bị coi là thiếu máu nặng khi chỉ số hemoglobin < 80g/L.

b/ Theo diễn biến

  • Thiếu máu cấp tính: Xuất hiện nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, chủ yếu là do vượt cạn. Ngoài ra có thể còn do cả những cơn tan máu.
  • Thiếu máu mạn tính: Tình trạng bệnh thiếu máu xuất hiện chậm và tăng nặng theo thời gian do các bệnh mạn tính như: khớp, ung thư, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy,..

c/ Theo nguyên nhân

  • Mất máu: trong sinh nở
  • Tan máu: Quá trình phá hủy hồng cầu tăng do bị sốt rét, miễn dịch hoặc do bẩm sinh,…
  • Rối loạn/giảm quá trình sinh máu: Tủy xương giảm sinh/rối loạn quá trình sản xuất các tế bào máu (suy tủy xương, ung thư di căn, bệnh máu ác tính, rối loạn sinh tủy) hoặc không được cung cấp đủ vi chất tạo máu (sắt, axit folic, vitamin B6, B12, C,…)

d/ Theo đặc điểm của hồng cầu

Phương pháp khám thiếu máu sau sinh này thường được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân khiến sản phụ bị thiếu máu

  • Căn cứ vào thể tích trung bình của hồng cầu để phân loại hồng cầu nhỏ, hồng cầu khổng lồ, hồng cầu hình liềm hay hồng cầu bình thường.
  • Căn cứ vào dải phân bố của kích thước hồng cầu (RDW) xác định kích thước hồng cầu có đồng đều hay không.
  • Căn cứ vào chỉ số hồng cầu để xác định thiếu máu sau sinh có thể hồi phụ hay không để điều trị thiếu máu trong tủy xương hay ngoài ngoại vi.

Đi khám thiếu máu sau sinh cần những bước nào

Chẩn đoán và xếp loại thiếu máu sau sinh

Các bước khám thiếu máu sau sinh

Khám lâm sàng

a/ Triệu chứng cơ năng:

  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, không tập trung, trí nhớ kém, chán ăn
  • Tức ngực, khó thở, vận động nhiều sẽ bị đánh trống ngực

b/ Triệu chứng thực thể:

  • Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt
  • Móng tay yếu, dễ xước, gãy
  • Tóc xơ rối, dễ gãy, rụng nhiều

c/ Các triệu chứng và các yếu tố liên quan khác:

  • Tuổi, nghề nghiệp,… (yếu tố dịch tễ)
  • Tiền sử bệnh tật và sử dụng thuốc của bản thân, tiền sử bệnh của người thân trong gia đình
  • Khám lâm sàng để phát hiện các biểu hiện như: Sốt, nhiễm khuẩn, vàng da, khám gan, lá lách, các hạch ngoại vi,…

Đi khám thiếu máu sau sinh cần những bước nào

Khám lâm sàng sản phụ bị thiếu máu sau sinh khi có triệu chứng đau đầu, chóng mặt thường xuyên

Đánh giá, phân tích kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

Bước 1:  Căn cứ vào chỉ số hemoglobin để xác định sản phụ bị thiếu máu và mức độ thiếu máu.

Bước 2:

  • Xác định đặc điểm thiếu máu là thiếu máu hồng cầu nhỏ/bình thường/khổng lồ hay thiếu máu thiếu sắt thông qua các chỉ số MCV (thể tích trung bình của hồng cầu), MCH (lượng huyết sắc tố trung bình của 1 hồng cầu) và MCHC (nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu) và có thể bác sĩ sẽ tham khảo cả chỉ số RDW (độ phân bố hồng cầu).
  • Thông qua chỉ số hồng cầu lưới để xác định nguyên nhân. Hồng cầu lưới giảm là do tủy xương bị tổn thương/thiếu hụt yếu tố tạo máu nên không sản xuất được hồng cầu. Nếu chỉ số hồng cầu lưới tăng, nguyên nhân gây thiếu máu thường do các bệnh mãn tính như tan máu, tan mấu bẩm sinh, thiếu máu mãn tính,…

Bước 3: Đánh giá tiêu bản máu để hỗ trợ chẩn đoán.

Đi khám thiếu máu sau sinh cần những bước nào

Để tránh bị thiếu máu sau sinh phụ nữ nên bổ sung sắt sau sinh ít nhất 1-3 tháng

Khi xác định chính xác tình trạng thiếu máu sau sinh của sản phụ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ máu hoặc chỉ định tiêm thuốc, truyền máu trong trường hợp cần thiết. Để tránh bị thiếu máu sau sinh phụ nữ độ tuổi sinh nở nên sử dụng viên sắt có khả năng tăng cường khả năng tái tạo máu, dự trữ máu ngay từ khi có kế hoạch mang thai, trong thai kỳ đến sau khi sinh con tối thiểu 1-3 tháng.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn