Trang chủ » Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

(31/03/2024)

Đi bộ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tăng cường sức khỏe tổng thể. Giải đáp đau thần kinh tọa có nên đi bộ không giúp người bệnh có thêm những biện pháp hay giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh hiệu quả.

Rate this post

Nguyên nhân bị đau thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ lưng dưới qua hông, mông và xuống đến từng chân. Phần lớn trường hợp đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng tới một bên cơ thể đôi khi có thể ảnh hưởng cả 2 bên.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp như:

  • Thoái hóa cột sống: Tình trạng hao mòn tự nhiên của đốt sống hoặc gai cột sống có thể gây hẹp ống sống. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở người trên 60 tuổi. Sự thu hẹp này sẽ gây áp lực lên rễ dây thần kinh tọ từ đó gây nên các cơn đau thần kinh tọa.
  • Thoát vị đĩa đệm: Phần lớn trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm khi lệch ra khỏi vị trí sẽ chèn ép vào rễ của dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
  • Viêm khớp cùng chậu: Bệnh lý này gây ra các cơn đau ở mông, lưng dưới, thậm chí kéo dài xuống một hay cả hai chân.
  • Khối u cột sống: Một số ít trường hợp bị đau thần kinh tọa do trong hay dọc tủy sống và dây thần kinh tọa xuất hiện các khối u. Người bệnh sẽ bị đau nhức khi khối u phát triển đè lên phần phân nhánh của dây thần tọa tại tủy sống.
  • Hội chứng cơ tháp: Hội chứng cơ tháp là tình trạng một cơ thuộc nhóm cơ mông bị sưng hay co thắt, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Các nguyên nhân như viêm cơ, nhiễm trùng hay chấn thương có thể gây đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đi bộ đúng cách giúp cải thiện đau thần kinh tọa hiệu quả

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng lớn nhất đến việc đi lại của người bệnh và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nhiều người bệnh băn khoăn liệu đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Câu trả lời là có. Người bị bệnh đau thần kinh tọa nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày. Đây còn là việc làm được khuyến khích giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa hiệu quả. Đi bộ hàng ngày cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh. Khi đi bộ, người bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe như giúp cơ xương giãn ra, đồng thời giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, đi bộ cũng là một cách giúp lưu thông máu, giúp nuôi dưỡng sụn khớp tốt và phòng ngừa bệnh gai cột sống.

Ngoài ra, đi bộ còn giúp người bệnh đau thần kinh tọa tăng cường cơ bắp ở bàn chân, chân, hông và thân – đi bộ làm tăng sự ổn định của cột sống và điều kiện các cơ giữ cơ thể ở tư thế thẳng đứng.

Hướng dẫn cách đi bộ giúp giảm đau thần kinh tọa

Đi bộ đúng cách giúp giảm đau, cải thiện đau thần kinh tọa hiệu quả. Người bệnh nên đi bộ theo hướng dẫn sau đây:

  • Đi bộ với cường độ 50 – 60 bước/phút và trong khoảng thời gian 20 – 30 phút mỗi ngày thì vùng thắt lưng và cơ chân sẽ được tác động lực phù hợp, từ đó giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Lựa chọn tốc độ, thời gian đi bộ vừa với sức, tránh đi bộ quá lâu, nhanh và đột ngột hoặc quá sức chịu đựng của cơ thể.
  • Trước khi đi bộ nên kéo giãn nhẹ nhàng để chuẩn bị các khớp và cơ bắp để tăng phạm vi chuyển động cần thiết. Cần phải tiến hành khởi động kỹ càng, điều quan trọng là dành năm phút khởi động hay đi bộ nhẹ nhàng để làm ấm cơ bắp trước đó.
  • Không nên đi bộ bước dài vì bước đi dài sẽ có thể gây kích thích tình trạng chèn ép đĩa đệm lên dây thần kinh tọa và gây cảm giác đau đớn. Vì thế, người bệnh cần rút ngắn các bước đi để giúp bảo vệ dây thần kinh tọa.
  • Người bệnh nên đi bộ trên địa hình mặt phẳng, tránh các con đường gồ ghề,… Cần mang giày và mặc quần áo thoải mái, đồng thời, chuẩn bị nước uống để tránh bị khát.

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết với hoạt động của hệ thần kinh và xương khớp như canxi, vitamin B6, magie, DHA, axit folic… trong đó việc bổ sung magie đóng vai trò rất quan trọng. Magie uống vào lúc nào tốt nhất? Tốt nhất nên uống sau ăn và cách thời điểm uống canxi 1-2 giờ!

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 cho bà bầu

Bổ sung magie và vitamin B6, hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh – nhập khẩu Châu Âu chính hãng

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn