Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

(13/10/2022)

Tình trạng phù chân thường gặp ở hầu hết mẹ bầu nhưng với những người chưa từng trải qua, họ không biết bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy để có thể đưa ra những biện pháp cải thiện nhằm hạn chế tác động của nó đến sinh hoạt thường ngày.

Rate this post

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Phù chân xảy ra thời điểm nào là khác nhau ở mỗi mẹ bầu, có người bị phù chân từ sớm, ngay giai đoạn đầu của thai kỳ, có người bị muộn hơn, vào tháng cuối cùng và thậm chí, có mẹ bầu không bị phù chân từ khi mang thai cho đến khi sinh bé.

Thông thường, phù chân sẽ xảy ra nhiều nhất vào tháng thứ 9 của thai kỳ, khi kích thước bụng bầu của mẹ đạt mức gần như tối đa. Các triệu chứng phù nề ngày càng nặng nề hơn vào những tuần cuối của thai kỳ.

Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu bị phù sớm với mức độ nhẹ. Thường bị phù ở chân, tay hoặc ở mặt. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, hiện tượng phù chân có biểu hiện rõ ràng hơn. Tháng thứ 5 trở đi, tình trạng bà bầu bị phù chân là rất phổ biến.

Đến tam cá nguyệt thứ 3, hiện tượng phù nề biểu hiện rõ nhất, càng gần ngày sinh thì phù nề càng nặng. Sau sinh, tình trạng này sẽ biến mất.

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

Tình trạng phù chân có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy cơ địa mỗi bà bầu

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù chân khi mang thai, bao gồm:

  • Cơ thể mẹ tích tụ chất lỏng dư thừa.
  • Tử cung ngày càng lớn chèn ép tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch chậu khiến quá trình lưu thông máu gặp khó khăn, dẫn đến ứ đọng và gây phù nề.
  • Bào thai có nhiều nước ối hoặc mẹ mang đa thai.

Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, phù chân kèm theo những triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đi khám ngay vì có thể mẹ đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng:

  • Sưng phù dài ngày và không thuyên giảm dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi.
  • Kèm theo đau đầu nặng.
  • Tay và mặt cũng sưng phù.
  • Đau dữ dội dưới xương sườn.
  • Sưng phù ngày càng nặng nề hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn khó, lờ mờ.
  • Nôn.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, là hội chứng cao huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm. Tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Mẹ nên đi khám và kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra cho cả hai mẹ con.

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

Nếu phù chân kèm theo những biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đi khám ngay

Cần làm gì để hạn chế phù chân khi mang thai?

Phù chân khi mang thai đa phần là không nguy hiểm và sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé. Tuy nhiên tình trạng phù nề lại khiến mẹ rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày.

Mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện phù nề, giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt thời gian mang thai:

  • Mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Xoa bóp chân, tay thường xuyên để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Không mang giày cao gót, giày quá chật.
  • Khi ngồi không nên vắt chéo chân vì sẽ cản trở lưu thông máu, khiến tình trạng phù nặng nề hơn.
  • Tập thể dục đều đặn, nên đi bộ mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa hỗ trợ lưu thông máu thuận lợi.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mẹ khỏe, con phát triển tốt. Những chất dinh dưỡng mẹ nhất định phải bổ sung như canxi, sắt, DHA, acid folic, magie, kẽm… Không chỉ bổ sung qua thực phẩm, mẹ cũng nên sử dụng những viên uống bổ sung sắt acid folic, canxi… Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng những loại viên uống bổ sung này như có nên uống sắt và acid folic cùng lúc không, uống sắt chung với canxi được không vì uống sai cách sẽ không đem lại hiệu quả.

Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy của thai kỳ?

Viên bổ sung sắt chính hãng cho bà bầu

  • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ để giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ và không khiến tình trạng phù nề thêm nặng hơn.
  • Mẹ bầu nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 15 phút trước khi ngủ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế ăn mặn, thực hiện chế độ ăn ít muối vì ăn nhiều muối dẫn đến cơ thể trữ nước và làm tăng mức độ phù nề.
  • Không sử dụng sản phẩm chứa cafein vì cafein gây trữ nước.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không quá căng thẳng vì tâm trạng tích cực sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của thai nhi.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Bộ 4 vi chất Sắt – Axit Folic, Canxi D3, DHA và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu – sau sinh nhập khẩu Châu Âu chính hãng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
– Chela – Ferr Forte được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate và Axit Folic. Hỗ trợ bổ sung và dễ hấp thụ sắt. Hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt.
– Chela – Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng chứng nhận hiệu quả: Trên 90% phụ nữ mang thai đã hoàn toàn hết thiếu máu và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. 100% trường hợp thiếu máu nhẹ đã hết thiếu máu
– Chela – Calcium D3 có chứa calcium amino acid chelate Albion® giúp bổ sung canxi và vitamin D3, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.
– Gold DHA cung cấp DHA và Axit Folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Prenalen với thành phần từ Kẽm, Vitamin C và các chiết xuất tự nhiên: tỏi khô, mâm xôi đỏ, … giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu, mẹ cho con bú, người cần tăng cường sức đề kháng. – Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. – Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
GPQC: 01343/2018/ATTTP-XNQC; 2141/2020/ATTP-XNQC; 2144/2020/XNQC-ATTP; 3705/2020/XNQC-ATTP

 

Quét mã QR nhắn tin bằng ZALO trên điện thoại

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn