Trang chủ » Bà bầu ăn rau ngót được không?

Bà bầu ăn rau ngót được không?

(02/08/2023)

Dân gian cho rằng rau ngót không tốt cho bà bầu. Y học hiện đại đưa ra bằng chứng để chứng minh đây là loại rau có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bà bầu ăn rau ngót được không?

5 (100%) 4 votes

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu ăn rau ngót được không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của rau ngót. Qua đó có thể phân tích được lợi ích và nguy cơ khi bà bầu ăn rau ngót và rút ra kết luận bà bầu ăn rau ngót được không.

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Trong 100g lá rau ngót tươi có chứa:

  • Năng lượng: 35kcal
  • Tinh bột: 3.4g
  • Chất xơ: 2.5g
  • Đường: 9g
  • Chất béo: 0.08g
  • Protein: 5.3g
  • Vitamin A: 6.65mcg
  • Vitamin B1: 100mcg
  • Vitamin B2: 400mcg
  • Vitamin C: 185mg
  • Vitamin PP: 2.2g
  • Carotin: 6mcg
  • Lysine: 3.1g
  • Methionine: 2.5g
  • Tryptophan: 1g
  • Phenylalanine: 4.7g
  • Threonine: 6.5g
  • Valine: 3.3g
  • Leucine: 4.6g
  • Isoleucine: 3.3g
  • Sắt: 2.7mg
  • Canxi: 169mg
  • Kẽm: 0.94mg
  • Magie: 123mg
  • Kali: 457mg
  • Đồng: 190mcg
  • Phốt pho: 64.5mg
  • Mangan: 2400mg
  • Natri: 25mg
  • Papaverin: 580mg
  • Các chất chống oxy hóa: lutein, zeaxanthin, flavonoid và polyphenol,…

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra rau ngót còn là một trong số ít thực vật có chứa vitamin K có tác dụng bảo vệ khung sụn, chống sự bào mòn và giảm nguy cơ gãy xương cho người cao tuổi. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không?

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Rau ngót là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, có thể cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Mặc dù rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng Dược thư Việt Nam vẫn khuyến cáo bà bầu – đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu và bà bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy thai – không nên ăn rau ngót để giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non.

Trong rau ngót có chứa hợp chất hữu cơ papaverin có khả năng làm giãn trương lực, chống co thắt cơ tử cung và tất cả các mô cơ trơn khác. Khi bà bầu ăn rau ngót tử cung, cơ tim và cơ các động mạch lớn bị làm giãn khiến hoạt động hô hấp, tuần hoàn máu, huyết áp đều bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải và làm tăng nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai, sinh non.

Mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót cũng khiến quá trình phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rau ngót cũng chứa hợp chất glucocorticoid có thể khiến quá trình hấp thụ canxi và phốt pho bị cản trở. Đây là 2 dưỡng chất đặc biệt quan trọng với xương và răng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao của thai nhi và sức khỏe xương khớp của bà bầu.

Khi mang thai nhu cầu sắt và canxi cho bà bầu cũng nhiều hơn, cần phải bổ sung bằng viên uống mới cung cấp đủ nhu cầu của thai kỳ. Hợp chất glucocorticoid cản trở canxi hấp thụ vào cơ thể không chỉ khiến sức khỏe xương khớp của bà bầu, chiều cao và hình dạng khung xương của thai nhi bị ảnh hưởng mà còn có thể khiến sức khỏe tổng thể cũng giảm sút nghiêm trọng. Do đó, những bà bầu khỏe mạnh, mang thai từ 4 tháng trở lên cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu ăn rau ngót được không?

Bà bầu thể chất yếu, có tiền sử sảy thai, sinh non và bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót để giảm thiểu rủi ro

Lưu ý cho bà bầu khi ăn rau ngót

Bà bầu ăn rau ngót cần lưu ý:

  • Bà bầu có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc trong thai kỳ này đã từng bị dọa sảy thai và những bà bầu thụ tinh trong ống nghiệm nên kiêng ăn rau ngót để giảm thiểu rủi ro
  • Bà bầu không nên ăn rau ngót tươi mà nên luộc hoặc nấu canh để giảm bớt lượng papaverin còn lại trong rau. Đồng thời nấu chín rau còn để loại bỏ ký sinh trùng, vi khuẩn bám trên rau
  • Chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo VSATTP, tránh bị ngộ độc do dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích gây ra.
  • Mẹ bầu có thể thay thế rau ngót bằng các loại rau có lá màu xanh đậm khác để bổ sung chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Các loại rau có thể thay thế rau ngót rất đa dạng như rau chân vịt,  bông cải xanh, cải thìa, rau dền cơm, cải xoăn, rau mồng tơi,…

Khi khám thai định kỳ bác sĩ sẽ tư vấn bà bầu ăn rau ngót được không hay có bầu mấy tháng uống sắt và canxi cùng nhiều thông tin quan trọng khác. Do đó bà bầu nên đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn và thực hiện đầy đủ chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe thai kỳ sát sao, can thiệp và cải thiện các biến cố kịp thời. Đồng thời còn được tư vấn thực đơn tốt cho sức khỏe bà bầu cùng nhiều thông tin quan trọng khác.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn