Trang chủ » Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn?

Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn?

(14/05/2024)

Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn? Trong quá trình sinh nở, em bé có thể chào đời theo 2 cách là sinh thường và sinh mổ.

Rate this post

Thế nào là sinh thường, sinh mổ?

Sinh thường hay còn gọi là sinh tự nhiên được hiểu là hình thức sinh con thông qua đường âm đạo và không có sự hỗ trợ bằng dụng cụ giúp sinh. Ở quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn ra, mở và ngắn từ từ. Các cơn gò tử cung cũng xuất hiện với tần suất nhanh, đều và mạnh nhằm giúp đầu em bé di chuyển dần về phía cửa âm đạo. Em bé sẽ chào đời sau những cơn rặn của mẹ. Nhằm giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ thì mẹ có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, thường sử dụng gây tê ngoài màng cứng. Trong một ca sinh thường, thời gian tính từ khi bắt đầu chuyển dạ tới lúc em bé chào đời sẽ kéo dài từ 12 – 14 giờ đối với sản phụ lần đầu làm mẹ, ngắn hơn ở các lần sinh tiếp theo.

Khác với sinh thường, sinh mổ thì mẹ sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật xâm lấn để đưa bé ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một đường khoảng 10cm ở vùng bụng dưới và vào tử cung của mẹ rồi tiến hành đưa em bé và nhau thai ra ngoài. Thông thường các ca sinh mổ được thực hiện khi mẹ còn tỉnh. Mẹ sẽ được gây tê tủy sống hoặc sử dụng gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong quá trình chuyển dạ nếu chuyển từ sinh thường sang sinh mổ nhằm làm tê nửa người dưới đến 2 chân. Thời gian sinh mổ sẽ kéo dài từ khoảng 45 phút tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc (em bé sẽ chào đời trong 10-15 phút đầu tiên).

Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn?

Sinh mổ mẹ sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật xâm lấn để đưa bé ra khỏi bụng mẹ

Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn?

Sản phụ thường băn khoăn không biết nên sinh thường hay sinh mổ, nhất là đối với mẹ mang thai lần đầu. Vậy sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn? So với sinh thường thì sinh mổ sẽ nguy hiểm hơn, cụ thể:

  • Mẹ sẽ bị mất máu nhiều hơn, thường mẹ sẽ bị mất khoảng 150-300ml máu.
  • Mẹ sinh mổ thì thời gian phục hồi sau sinh cũng lâu hơn, mất khoảng 4-12 giờ.
  • Mẹ cũng sẽ phải nằm viện để được chăm sóc và theo dõi, mẹ sẽ nằm viện khoảng 4-5 ngày.
  • Mẹ sinh mổ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với sinh thường, vết mổ cũng sẽ đau kéo dài.
  • Mẹ sinh mổ còn có nguy cơ tắc tĩnh mạch cao hơn so với sinh thường, sữa cho bé bú cũng ít và chậm hơn.
  • Ở lần tiếp theo mang thai, mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai lần 2, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, theo bám sẹo mổ cũ, vỡ tử cung…

Ngoài những ảnh hưởng đối với mẹ, em bé chào đời theo phương pháp mổ cũng dễ gặp những ảnh hưởng sức khỏe như:

  • Bé dễ gặp các vấn đề về hô hấp hoặc khả năng miễn dịch kém do không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi như sinh thường và khi trưởng thành sẽ có nguy cơ bị suyễn.
  • Do phải sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ nên em bé cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc đó.
  • Nếu lúc mổ không cẩn thận bé có nguy cơ bị chấn thương lúc mổ.
  • Trẻ không được bú mẹ sớm như sinh thường do phải cách ly mẹ con sau sinh mổ một thời gian.

Sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn?

So với sinh thường thì sinh mổ sẽ nguy hiểm hơn, thời gian hồi phục cũng lâu hơn

Những trường hợp sản phụ phải sinh mổ

Bên cạnh tìm hiểu sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn, mẹ cũng quan tâm và tìm hiểu những trường hợp sản phụ phải sinh mổ như:

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài: nếu cổ tử cung của mẹ mở không đủ lớn trong khi các cơn gò đã diễn ra trong vài giờ.
  • Rối loạn cơn gò trong chuyển dạ như: gò yếu không đáp ứng với thuốc tăng cơn gò làm quá trình chuyển dạ kéo dài, ngừng tiến triển hoặc gò cường tính gây thai suy hoặc nguy cơ vỡ tử cung nếu mẹ không chuyển sang đẻ mổ.
  • Mẹ trên 35 tuổi hoặc mẹ đã từng trải qua cuộc phẫu thuật tử cung trước đây cũng thường đẻ mổ.
  • Mẹ từng mắc một số bệnh lý như tiền sản giật, đái tháo đường hoặc các vấn đề về đông máu.
  • Trường hợp mẹ mang đa thai với ngôi thai và buồng ối không thuận lợi sinh tự nhiên.
  • Mẹ gặp phải một số biến chứng trong thai kỳ như em bé chậm phát triển hoặc thai to gây bất tương xứng với khung chậu để sinh ngả âm đạo, rau cài răng lược, rau tiền đạo,…
  • Sa dây rốn: vòng dây rốn sa xuống đi qua tử cung và lọt vào trong ống sinh khiến lượng máu và oxy truyền đến em bé không đủ.

Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ sau khi sinh cũng cần chú ý chế độ ăn thường ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể những vi chất thiết yếu. Mẹ nên duy trì sử dụng viên sắt cho phụ nữ sau sinh nhằm cung cấp đủ lượng máu, lượng sắt cho cơ thể bị thiếu hụt trong quá trình sinh nở. Mẹ lưu ý vẫn cần uống đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Viên sắt cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ sau sinh- hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu sinh thường và sinh mổ cái nào nguy hiểm hơn và trường hợp mẹ phải sinh mổ. Mẹ cũng nên quan tâm và tìm hiểu kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ nhằm giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng sau sinh. Chúc mẹ sau sinh luôn có sức khỏe tốt, cung cấp đủ các vi chất và nuôi dạy con yêu lớn khôn toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36