Trang chủ » 7 dấu hiệu của stress sau sinh

7 dấu hiệu của stress sau sinh

(03/08/2023)

Stress sau sinh là căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của các sản phụ cũng như đối với gia đình người bệnh. Bài viết sau sẽ giúp mẹ nhận biết 7 dấu hiệu của stress sau sinh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Rate this post

Lưu ý 7 dấu hiệu của stress sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có khả năng tái phát khi mẹ sinh con lần sau. Các bà mẹ hay người thân tron gia đình có thể nhận biết dễ dàng các dấu hiệu của stress sau sinh như:

Cảm thấy trầm uất

Mẹ sau sinh bị stress thường cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hay khóc rất nhiều trong ngày. Một vài thời điểm nhất định trong ngày như sáng hay tối, mẹ có thể thấy tâm trạng tệ hơn, và người nhà có thể nhận biết dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ khi mẹ bị stress.

7 dấu hiệu của stress sau sinh

Bà mẹ bị stress sau sinh cảm thấy trầm uất, tâm trạng tệ hại và khóc nhiều

Hay cáu gắt hơn bình thường

Cảm thấy bản thân dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con hay người khác cũng là dấu hiệu của stress sau sinh. Một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc và có hành vi đánh con, sau đó lại thấy mình vô dụng.

Mệt mỏi và kiệt sức, cơ thể thiếu năng lượng

Trầm cảm sau sinh có thể khiến các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, hoàn toàn kiệt sức, thiếu năng lượng. Thậm chí việc chăm sóc con cái, chăm sóc bản thân cũng trở nên quá sức với mẹ.

Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Mất ngủ là hiện tượng thường thấy ở những sản phụ mới sinh con. Dù rất mệt mỏi nhưng mẹ không thể ngủ được mà thường nằm đó lo lắng mọi thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh dậy hay dậy rất sớm. Một số trường hợp ngược lại có thể ngủ rất nhiều trong ngày.

7 dấu hiệu của stress sau sinh

Mất ngủ sau sinh là dấu hiệu bị stress mẹ cần lưu ý

Suy nghĩ tiêu cực và thường cảm thấy tội lỗi

Trầm cảm sau sinh có thể tác động tới suy nghĩ của các mẹ theo chiều hướng tiêu cực, ví dụ như:

  • Mẹ có thể muốn gây tổn thương tới bản thân, tới em bé hay cả hai.
  • Mẹ có thể suy nghĩ tiêu cực như “mình không phải bà mẹ tốt” hay “con mình không yêu mình”.
  • Mẹ có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề là lỗi của mẹ.
  • Mẹ có thể bị mất sự tự tin.

Lo âu quá mức là biểu hiện trầm cảm sau sinh thường gặp

Cảm giác lo lắng mọi thức khi mới lần đầu làm mẹ là rất bình thường, tuy nhiên nếu mẹ bị trầm cảm sau sinh thì nỗi sợ này có thể lớn quá mức chịu đựng. Mẹ có thể sẽ có những lo lắng như:

  • Con mình quá yếu ớt.
  • Cân nặng của em bé chưa đạt chuẩn.
  • Con khóc quá nhiều và mẹ không thể dỗ bé nín khóc.
  • Con quá yên lặng và có thể ngưng thở.
  • Mẹ có thể gây ra tổn thương tới em bé.
  • Mẹ lo lắng chứng trầm cảm sau sinh của mình không khá lên được.
  • Mẹ lo lắng khi ở một mình với con và cần sự trấn ăn liên tục từ chồng và gia đình.

7 dấu hiệu của stress sau sinh

Mẹ cảm thấy bất lực khi không thể dỗ con nín khóc

Suy nghĩ tự tử, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác

Những người bị trầm cảm sau sinh cũng có thể có ý định và hành vi tự sát, làm đau và làm hại bản thân và cả con của mình. Đây là điều rất nguy hiểm. Nếu mẹ bắt đầu có suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hay người khác thì cần tới ngay bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh thế nào mẹ biết không?

Trầm cảm sau sinh là bệnh tâm lý đáng sợ, và để phòng ngừa căn bệnh này, ngoài việc theo dõi dấu hiệu của stress sau sinh, các mẹ hãy thực hiện các biện pháp đề phòng như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ăn đủ bữa sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn, cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy thử lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần và cuối tuần, chuẩn bị đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe. Sắt, canxi, DHA, vitamin nhóm B… đều là những chất quan trọng với hệ thần kinh và não bộ. Giai đoạn sau sinh mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ những vi chất này từ thực phẩm và viên uống sắt, canxi, viên uống DHA cho mẹ sau sinh nhé!
  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn với các bài tập ngắn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa cũng như cải thiện tâm trạng của mẹ sau sinh tốt hơn, đồng thời hỗ trợ sự phục hồi của cơ thể.
  • Dành thời gian cho bản thân: Dành nhiều thời gian cho bản thân bằng cách nhờ người giữ trẻ và ra khỏi nhà với bạn bè, đi dạo, ngủ trưa, đi xem phim hay nghe nhạc, đọc sách. Thư giãn cơ thể trong khoảng thời gian này sẽ giúp mẹ thoải mái hơn nhiều.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Mất ngủ, ngủ kém sẽ khiến tâm trạng của mẹ tồi tệ hơn. Do đó, mẹ hãy cố gắng dành thời gian ngủ nhiều hơn trong ngày và hút sữa, nhờ người cho em bé bú khi cần.

Viên sắt cho mẹ sau sinh

Viên sắt cho mẹ bầu sau sinh nhập khẩu châu Âu chính hãng

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe và phục hồi sau sinh, ngoài việc ăn uống đủ chất, các mẹ cũng nên tăng cường các vi chất quan trọng với viên uống, chú ý cách uống sắt canxi DHA cho bà bầu đúng mỗi ngày và duy trì đều kể cả giai đoạn sau sinh cho con bú để cơ thể phục hồi khỏe mạnh hơn.

Trên đây là những dấu hiệu của stress sau sinh và các biện pháp phòng tránh hiệu quả, mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay với bản thân mình để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn