Trang chủ » 7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa cho mẹ

7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa cho mẹ

(03/08/2022)

Tắc sữa khiến bầu ngực mẹ căng cứng, đau đớn, thậm chí là phát sốt. Nếu muốn cai sữa cho con nhưng không gây tắc sữa, mẹ hãy làm theo 7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa được trình bày trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Vì sao mẹ bị tắc tia sữa khi cai sữa cho con?

Tình trạng tắc tia sữa khi cai sữa thường xảy ra là do cơ thể mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa mà đòi hỏi phải có một thời gian để quen dần với việc bé không cần sữa mẹ nữa. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng hay nóng ruột quá.

Ngoài tắc tia sữa với tình trạng bầu ngực căng cứng, mẹ còn có thể gặp những biểu hiện khác như: đau tức ngực, ngực bị ngứa và sưng, ngực khó chịu do mô tuyến sữa phù nề. Thậm chí, một số mẹ còn mệt mỏi và sốt cao.

Tình trạng tắc tia sữa sẽ kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần rồi sau đó giảm hẳn và biến mất do cơ thể mẹ không sản xuất thêm sữa nữa. 

7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa cho mẹ

Tắc tia sữa là tình trạng rất thường gặp khi bắt đầu cai sữa cho bé

7 cách chữa tắc sữa khi cai sữa cho mẹ

Sau một thời gian dài cho con bú, cố gắng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung sắt và canxi sau sinh để có được nguồn sữa chất lượng thì bây giờ, mẹ cũng đến giai đoạn cai sữa cho con để con nhận toàn bộ dinh dưỡng từ nguồn thức ăn phong phú khác.

Nếu chuẩn bị tiến hành cai sữa cho con, mẹ hãy tìm hiểu về những cách chữa tắc tia sữa không đau dưới đây để áp dụng khi gặp phải tình trạng này.

Chườm nóng

Nếu đang bị tắc tia sữa, mẹ hãy dùng khăn sạch, ngâm nước ấm rồi vắt khô và đặt lên ngực vài phút. Nhiệt từ khăn sẽ giúp làm mềm bầu ngực, giảm tắc sữa, hạn chế lưu lượng máu đến núm vú để từ đó giảm sản xuất sữa.

Massage

Để giảm tắc tia sữa khi cai sữa cho con, mẹ có thể áp dụng cách massage ngực. Mẹ nên massage khi cảm thấy bầu ngực xuất hiện các cục cứng, đó chính là sữa bị dồn ứ. Việc massage sẽ làm tan sự tắc nghẽn.

7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa cho mẹ

Massage ngực giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả

Tắm nước ấm với vòi hoa sen

Vòi hoa sen phun nước ấm trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống sẽ hỗ trợ giảm căng tức ngực, làm mềm các u sữa đang bị tắc nghẽn và giúp mẹ giảm đau. Vừa tắm, mẹ vừa massage và bóp nhẹ để sữa thừa chảy ra ngoài theo dòng nước sẽ giúp giảm tắc tia sữa hiệu quả.

Ăn thực phẩm tiêu sữa

Một số thực phẩm có khả năng tiêu sữa, làm mất sữa thường được khuyên mẹ bầu không nên ăn khi đang cho con bú. Vì thế, nếu mẹ cai sữa và đang bị tắc tia sữa thì chúng lại là những gợi ý tuyệt vời.

Những thực phẩm có khả năng làm tiêu sữa, mất sữa như: măng tươi, lá lốt, bắp cải, lá dâu…. Mẹ có thể thử để giảm tắc tia sữa.

Đắp lá bắp cải lên ngực

Một cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa mẹ có thể thử đó là lấy lá bắp cải ướp lạnh rồi đắp lên ngực. Đây là mẹo dân gian được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Trong lá bắp cải chứa phytoestrogen có tác dụng giảm sưng các mô, giảm lưu lượng máu đến ngực nên sẽ giảm sưng đau và giảm việc sản xuất sữa mẹ.

Mẹ thực hiện như sau: Lấy 2 lá bắp cải rửa sạch rồi ướp lạnh khoảng 20 – 30 phút. Sau đó, lấy 2 lá bắp cải đắp lên hai bầu ngực, có thể mặc áo ngực thoải mái để giữ lá mà không cần dùng tay. Mẹ cũng có thể đắp khi ngủ.

Thay đổi thói quen

Để tránh tắc tia sữa mẹ cũng nên thay đổi một số thói quen. Hãy tạo cho mình thói quen mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc áo ngực bó sát quá, ăn các món ăn thanh mát, tắm nước ấm, uống nhiều nước…

Hút sữa

Nếu cai sữa cho con mà gặp tình trạng tắc tia sữa, mẹ hãy lấy máy hút sữa để hút bớt sữa đang bị ứ đọng ra. Lưu ý mẹ chỉ hút khi hết căng cứng rồi dừng, không nên hút cạn sữa vì càng hút cạn cơ thể càng sản xuất thêm nhiều sữa. Mỗi ngày, hãy giảm thời gian hút sữa xuống một chút đến khi cơ thể mẹ không sản xuất sữa nữa.

7 cách chữa tắc tia sữa khi cai sữa cho mẹ

Hút sữa giúp mẹ hết bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa khi cai sữa: khi nào cần đi khám?

Tắc tia sữa nặng nếu không điều trị sớm có thể gây áp xe ngực, viêm vú rất nguy hiểm. Hãy đi khám ngay nếu mẹ gặp phải những tình trạng như:

  • Quanh bầu ngực xuất hiện nhiều u đỏ, kích thước các khối u ngày càng to dần theo thời gian.
  • Mẹ sốt cao.
  • Cơ thể luôn cảm thấy nóng bức khó chịu.
  • Cảm giác căng cứng, đau nhức ngày càng tăng.

Mẹ hãy đi khám ngay nếu có những triệu chứng trên. Không được chủ quan để tránh biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn cho con bú mẹ luôn tìm kiếm những loại rau lợi sữa thì đến lúc cai sữa, mẹ lại tìm hiểu về những thực phẩm tiêu sữa. Mỗi giai đoạn sẽ có những kiến thức mới mẻ cho mẹ để chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Cai sữa rồi mẹ có cần uống sắt canxi nữa không?

Viên sắt sau sinh cho mẹ

Viên sắt nhập khẩu châu Âu – hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt

Không phải cứ cho con bú mẹ mới được uống sắt canxi. Nếu sau khi cai sữa, mẹ vẫn gặp tình trạng thiếu sắt thiếu canxi thì vẫn cần bổ sung sắt và canxi cho mẹ sau sinh. Lúc này, mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc khi uống sắt, canxi: Uống sắt và canxi buổi tối, uống sắt cách thời gian uống canxi 1-2 tiếng, … để đảm bảo hấp thu tốt nhất.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn