Trang chủ »  2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

(16/11/2023)

Tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết, xong, mẹ cần đi tiêm đúng lịch trình giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Tìm hiểu 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu trong bài viết dưới đây.

Rate this post

Bệnh uốn ván có triệu chứng như thế nào?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây ra bởi trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) thông qua những vết thương hở, có thể nhận biết bằng những dấu hiệu lâm sàng. Người bị nhiễm uốn ván sẽ có những biểu hiện theo từng thời kỳ như:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Là lúc có vết thương đến lúc có dấu hiệu đầu tiên mà thường thấy nhất là cứng hàm. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 ngày đến 2 tháng, thường gặp nhất là 8 ngày thì bệnh thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.
  • Thời kỳ phát bệnh: Sau 1 đến 7 ngày thì bắt đầu xuất hiện những cơn co giật hoặc đau thắt hầu- thanh quản. Triệu chứng có thể có là cứng hàm, khó nói, khó há miệng tăng dần và liên tục. Bệnh sẽ nặng hơn khi có những triệu chứng như co cứng cơ mặt, liên sườn, gáy, chi trên và chi dưới. Thời gian phát bệnh càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng. Đối với trẻ mới sinh thì có những biểu hiện như trẻ bỏ bú mẹ và cứng cơ nếu như không kịp thời phát hiện và chữa trị thì sẽ dẫn tới tử vong.
  • Thời kỳ toàn phát: Thời kỳ này kéo dài từ 1-3 tuần với các triệu chứng như co thắt liên tục, co thắt hầu quản, bí đại tiểu tiện, thậm chí còn ngưng tim.
  • Thời kỳ lui bệnh: Khi các cơn co thắt ở hầu họng, thanh quản giảm dần, miệng sẽ hoạt động trở lại và phản xạ nuốt tốt hơn. Người bệnh hồi phục từ vài tuần tới vài tháng tuỳ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.

2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Bệnh uốn ván có thể nhận biết qua dấu hiệu lâm sàng

2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Mẹ khi mang thai nên đi tiêm phòng uốn ván đồng thời cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình tiêm, đi tiêm đúng lịch trình. Vậy 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu? Điều này sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Đối với mẹ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa thực hiện tiêm đủ 3 mũi đơn giản hoặc không rõ tiền sử tiêm thì sẽ tiến hành tiêm 2 mũi vắc xin, 2 mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi 1 mẹ nên thực hiện tiêm khi thai nhi được 24 tuần tuổi, sau đó tiêm mũi 2 trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Mẹ lưu ý tuyệt đối không tiêm phòng vắc xin uốn ván gần ngày dự sinh bởi tiêm gần ngày dự sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Trường hợp mẹ bầu mang thai lần thứ 2 cách lần thứ 1 dưới 5 năm và mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trước đó thì chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất khi thai nhi đã được 25 tuần tuổi.
  • Còn đối với trường hợp mẹ bầu mang thai lần thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm và chỉ tiêm vắc xin uốn ván 1 mũi ở lần mang thai đầu tiên thì cần tiêm đủ 2 mũi như lần thứ 1.
  • Bên cạnh đó, đối với mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin uốn ván từ trước nếu đã tiêm phòng được hơn 10 năm thì nên tiếp tục tiêm phòng 2 mũi vắc xin như lần đầu tiên. Trường hợp mẹ bầu tiêm đủ 5 mũi vắc xin, tính đến thời điểm hiện tại chưa quá 10 năm thì không cần phải tiêm lại.

2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu? Mẹ thực hiện tiêm mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Bà bầu khi tiêm uốn ván cần lưu ý những gì?

Bên cạnh tìm hiểu 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu, sau đây là những lưu ý cho mẹ bầu khi tiến hành tiêm uốn ván:

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ: trước khi tiêm mẹ nên tham khảo ý kiến của bác để đảm bảo an toàn đồng thời được hướng dẫn lịch tiêm phòng, tiêm đúng liều lượng, hạn chế được các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin.
  • Nói cho bác sĩ về tiền sử và tình trạng sức khỏe: Mẹ bầu nên cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ về tiền sử bị bệnh và dị ứng với những thành phần bị dị ứng trong vắc xin. Nếu như có bất kỳ vấn đề gì trong thai kỳ cần tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.
  • Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng vắc xin: Mẹ bầu cần tiêm đúng lịch và đủ liều vắc xin được khuyến nghị. Mẹ bầu có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo đúng thời điểm tiêm và số mũi tiêm.
  • Mẹ bầu cần theo dõi phản ứng phụ: Sau khi tiêm vắc xin mẹ bầu cần để ý cơ thể xem có những dấu hiệu gì bất thường không. Nếu có thì cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp.
  • Những biện pháp phòng ngừa bổ sung: Mẹ bầu nên tuân thủ giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và duy trì môi trường sống sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ cũng cần xây dựng chế độ ăn khoa học, tích cực ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt và canxi. Nhiều người thắc mắc bầu uống sắt và canxi đến khi nào, mẹ nên uống trong thai kỳ và sau sinh ít nhất 1-3 tháng, có điều kiện thì uống hết thời gian nuôi bé bú.

Viên sắt và canxi cho bà bầu

Viên sắt và canxi cho bà bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

** Lưu ý cho mẹ bầu: việc uống sắt và canxi cho bà bầu hàng ngày không ảnh hưởng đến việc tiêm uốn ván. Do đó, mẹ vẫn có thể uống sắt canxi đều đặn trong những ngày này nhé!

Bài viết trên đã giúp tìm hiểu 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu và lưu ý khi tiêm. Chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt, đủ chất, bé phát triển toàn diện!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn