(23/06/2017)
Hiểu thêm về kiến thức liên quan đến HPV cũng như cách tiêm phòng HPV là việc làm đặc biệt quan trọng với bạn nữ để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân xung quanh.
Tại Việt Nam, ước tính cứ 100000 phụ nữ thì có 20 người mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong do mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại thì có đến 90% bệnh nhân được chữa trị khỏi bệnh nếu phát hiện sớm.
HPV là tên viết tắt của virus gây u nhú ở người, là một loại virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể. HPV có khoảng hơn 100 type, được chia thành các type có nguy cơ cao (có thể gây ung thư) và nhóm nguy cơ thấp (không gây ung thư).
Theo thống kê, có khoảng 30-40 type HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục; có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ít gặp hơn là ung thư hậu môn, dương vật ở nam giới.
Một số type HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.
Trong một vài trường hợp, cơ thể bệnh nhân do nhiễm HPV kéo dài có thể phát triển bất thường, một vài tế bào trong số các tế bào bất thường này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là HPV type 16 và 18.
Có 2 yếu tố chính dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV tăng cao gồm:
Số lượng bạn tình càng lớn, nguy cơ bị nhiễm HPV càng cao. Có hoạt động tình dục với một người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Sử dụng bao cao su trong quan hệ có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV nhưng không đảm bảo bảo vệ được 100%.
Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu (ví dụ như có thể do virus gây suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS), hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch) đều có nguy cơ cao bị nhiễm HPV.
HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da-da vùng sinh dục khi hoạt động tình dục, do dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm virus và trong khi sinh đẻ từ người mẹ bị lây nhiễm sang con (hiếm gặp).
HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.
Chỉ khi xét nghiệm mới biết được cụ thể bạn có bị nhiễm HPV hay không. Thông thường các trường hợp nhiễm HPV không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể.
Đôi khi có thể xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục hay ở các vùng khác của cơ thể, đây là dấu hiệu của nhiễm HPV.
Con người không thể điều trị dứt điểm được bản thân virus HPV nhưng có đến 90% trường hợp nhiễm HPV tự hết mà không cần điều trị. Việc làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên có thể giúp phát hiện những thay đổi ở cổ tử cung gây ra bởi nhiễm HPV. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Bạn có thể đến các phòng khám sản phụ khoa hay bất cứ phòng khám đa khoa để tiến hành xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Bạn cũng có thể gọi vào các đường dây tư vấn sức khỏe để biết thêm thông tin về xét nghiệm tế bào cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.
Tất cả phụ nữ từ 25 tuổi trở lên đã từng có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung khoảng 3 năm 1 lần. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng HPV xem liệu bạn cs phù hợp hay không.
Tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục.
Vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi (phụ thuộc vào loại vắc-xin cụ thể được sử dụng). Các bạn nữ đang hoạt động tình dục vẫn có thể tiêm được vắc-xin, hãy hỏi kĩ bác sĩ về vấn đề này để được tư vấn cụ thể.
Có 2 loại vắc-xin được chấp thuận trong việc sử dụng phòng chống HPV ở nhiều quốc gia là Gardasil và Carvarix với các đặc tính sau:
Gardasil | Cervarix | |
Bảo vệ chống lại các type HPV sau | 6, 11, 16, 18 | 16, 18 |
Phác đồ tiêm vắc-xin | Phác đồ 3 liều : 0, 2 và 6 tháng (ở những người 9 – 26 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ
Hoặc Phác đồ 2 liều : 0 và 6 tháng (ở những người 9 – 13 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ |
Phác đồ 3 liều : 0, 1 và 6 tháng (ở nữ giới 9 – 25 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ
Hoặc Phác đồ 2 liều : 0 và 6 tháng (ở trẻ gái 9 – 14 tuổi), hoặc theo lời khuyên của bác sĩ |
Các chỉ định được chấp thuận | Phòng tránh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn | Phòng chống ung thư cổ tử cung |
Tuổi được chấp thuận cho việc sử dụng thuốc | Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ | Nữ giới từ 9 đến 25 tuổi, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ |
Cả hai vắc-xin đã được công nhận là an toàn và hiệu quả, tuy nhiên độ an toàn và tính hiệu quả dài hạn vẫn đang được đánh giá thêm. Cũng giống như bất cứ vắc-xin tiêm chủng nào thì tiêm phòng HPV không thể phòng bệnh hoàn toàn 100%.
Tiêm phòng HPV không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung, và dù đã được tiêm phòng nhưng người phụ nữ vẫn nên tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần.
Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ cũng người thân xung quanh đã từng tiêm vắc-xin này để tìm được địa điểm tiêm chủng uy tín, thích hợp trước khi quyết định.
Bạn không nên tiêm vắc-xin nếu nằm ở 1 trong những trường hợp dưới đây:
Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ trước khi bạn quyết định tiêm vắc-xin, nhất là khi bạn đang điều trị bệnh nào đấy.
Các tác dụng phụ phổ biến bạn sẽ gặp sau khi tiêm có thể kể đến như: Đau, sưng, ngứa và đỏ tại vị trí tiêm; ngoài ra còn có triệu chứng sốt sau tiêm.
Nếu có triệu chứng khác và không có dấu hiệu thuyên giảm sau thời gian, bạn nên thông báo cho nhân viên y tế tiêm phòng cho bạn hoặc đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ