Trang chủ » Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không?

Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không?

(16/08/2023)

Tuổi dậy thì cũng thường được gọi là tuổi ăn tuổi ngủ để biểu đạt lứa tuổi này thường dễ ngủ và có thể ngủ rất nhiều. Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không? Trẻ dậy thì ngủ bao nhiều giờ mỗi ngày thì đủ?

Rate this post

Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không?

Ngủ nhiều là tình trạng trẻ ngủ trong thời gian dài hơn nhu cầu của độ tuổi vào ban đêm hoặc ban ngày (9 – 10h/ngày). Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Vậy tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không? Không chỉ trẻ dậy thì, tất cả chúng ta – bao gồm tất cả các lứa tuổi, giới tính – ngủ nhiều đều không tốt, thậm chí còn có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Những trẻ ngủ quá nhiều thường thiếu tính táo, luôn ở tình trạng mơ màng, thiếu tập trung, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả học tập và lao động. Trong một số trường hợp còn là nguyên nhân khiến trẻ phải đối mặt với nguy hiểm do tình trạng thiếu tỉnh táo gây ra.

Trẻ dậy thì ngủ nhiều có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Buổi sáng rất khó thức dậy
  • Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu trong người
  • Khả năng tập trung và trí nhớ bị giảm sút

Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không?

Trẻ dậy thì được coi là ngủ nhiều khi dành thời gian ngủ nhiều hơn 11h/ngày

Trẻ dậy thì ngủ nhiều có hại như thế nào?

Những ảnh hưởng xấu của ngủ quá nhiều đối với trẻ dậy thì gồm có:

  • Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì: Ngủ quá nhiều cũng rút ngắn thời gian vận động, tiêu hao năng lượng và mỡ thừa của trẻ dậy thì. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì ngủ nhiều có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều khiến chức năng hệ thần kinh bị rối loạn và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
  • Suy giảm chức năng tim mạch: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi trong lúc ngủ, nhịp tim cũng giảm đi. Nếu trẻ dậy thì ngủ quá nhiều sẽ khiến tim quen với trạng thái ít hoạt động và khiến chức năng tim suy giảm. Từ đó trẻ cũng tăng nguy cơ bị suy tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Ngủ nhiều khiến hệ tuần hoàn bị cản trở hoạt động và giảm tích tụ máu. Đồng thời làm tăng nguy cơ tắc mạch máu và đột quỵ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những người thường xuyên ngủ nhiều hơn 10h/ngày có tỉ lệ đột quỵ cao hơn 70% so với những người ngủ 7 – 8h/ngày.
  • Tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm: Chứng trầm cảm có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, người bị trầm cảm thường bị ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ kéo dài. Một kết quả thống kê cho thấy có khoảng 15% người bị trầm cảm ngủ quá nhiều. Thời gian ngủ càng dài thì chứng trầm cảm sẽ càng nghiêm trọng và khó chữa.
  • Chức năng não bộ bị ảnh hưởng: Ngủ nhiều khiến não bộ nhanh bị lão hóa, trẻ dậy thì dễ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung. Hiệu quả học tập, lao động của trẻ dậy thì ngủ nhiều cũng bị giảm đi, cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, đờ đẫn, thiếu tỉnh táo.

Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không?

Trẻ dậy thì ngủ nhiều làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì

Giúp bé khắc phục tình trạng ngủ quá nhiều

Để giúp trẻ dậy thì khắc phục tình trạng ngủ nhiều cha mẹ cần:

  • Tạo không gian ngủ đảm bảo: Phòng ngủ của bé cần sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng, yên tĩnh, có ít ánh sáng.
  • Thiết lập thời gian ngủ – thức và theo dõi quá trình thực hiện của trẻ để đồng hồ sinh học của bé hoạt động ổn định, khoa học, không ngủ quá nhiều hay quá ít trong một thời gian dài. Thời điểm đi ngủ không muộn hơn 23h là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ dậy thì.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tránh tình trạng mất ngủ ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày để bù lại.
  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tỉ lệ cân bằng để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch và chất lượng giấc ngủ của trẻ dậy thì. Riêng các bé gái cần chú ý tăng cường bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, gan động vật, bí đỏ, bông cải xanh, rau bina, các loại đậu, hạt bí, dâu tây, lựu, nho,… để bù vào lượng máu bị mất đi trong những ngày đèn đỏ.
  • Những bé bị thiếu máu thiếu sắt bên cạnh chế độ ăn cần uống viên sắt cho tuổi dậy thì để cải thiện, không để bé bị thiếu máu kéo dài khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Trẻ dậy thì bị thiếu máu thiếu sắt kéo dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể chậm phát triển và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu kéo dài có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí não, ảnh hưởng đến quá trình học tập, phát triển của trẻ!

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Viên sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu do thiếu sắt

Phần lớn chúng ta đều nghĩ chỉ mất ngủ mới không tốt cho sức khỏe nên mới có câu nói “ăn được ngủ được là tiên” đã được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Với trẻ dậy thì thời gian ngủ nhiều hơn những lứa tuổi khác cũng được coi là vấn đề bình thường thông qua câu nhận định “tuổi ăn tuổi ngủ”.

Tuy nhiên, không phải cứ ngủ nhiều là tốt. Mỗi ngày các bé chỉ cần được ngủ trong khoảng 8 – 10h là đủ. Trẻ ngủ nhiều hơn 10h/ngày trong một thời gian dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của con, áp dụng các biện pháp cải thiện và đưa con đi khám khi có dấu hiệu bất thường đi kèm.

Thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến các bé gái mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ. Nếu con đang phải sử dụng viên sắt, cần hướng dẫn bé uống sắt trước hay sau khi ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn