(21/08/2018)
Bắt đầu từ khi mang thai, mẹ đã phải gác chuyện ăn kiêng lại để bảo đảm cơ thể cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhanh và mất kiểm soát mẹ sẽ gặp rắc rối lớn sức khỏe của bản thân mình và cả thai nhi cũng sẽ gặp nguy.
Do đó, mẹ bầu cần học cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để vừa có thể giúp thai nhi phát triển tốt nhưng vẫn giữ được vóc dáng thon gọn cho đến cuối thai kỳ, tránh được việc tập luyện vất vả để lấy lại dáng sau khi sinh.
Ưu tiên chất đạm
Khi mang thai bạn có một chế độ ăn giàu đạm hợp lý sẽ giúp bé phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu, trong khi không khiến mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Ngược lại, chế độ ăn nghèo đạm có thể khiến thai nhi bị dị tật, sảy thai, thai chết lưu, số lượng tế bào não ít, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đạm có thể khiến cơ thể mẹ bầu khó hấp thụ canxi, dẫn đến còi xương ở thai nhi và loãng xương ở mẹ bầu. Do đó, mẹ hãy nạp một lượng thật vừa đủ, không quá ít, không quá nhiều nhé. Những thực phẩm giàu đạm: các loại thịt đỏ, cá (trừ các loại cá nước sâu), đậu lăng, trứng gà, các oại hạt,…
Ăn vừa đủ đường và tinh bột
Ăn cơm nhiều không có nghĩa là thai nhi sẽ nhận được nhiều dưỡng chất, trái lại, tinh bột có trong cơm có thể khiến mẹ phát phì nhanh chóng, do đó, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn từ 2-3 chén cơm mà thôi. Buổi sáng, mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì hoặc sữa tươi tách béo.
Đồng thời, đa số chị em bầu có thói quen ăn nhiều hoa quả, điều này là tốt nếu mẹ ăn vừa phải và chọn loại quả không chưa quá nhiều đường vì thế sẽ khiến bà bầu nhanh béo và dễ mắc phải bệnh tiểu đường trong tthai kỳ. Thay vào đó, nên chọn những trái cây nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Và nếu có thói quẹn uống nước ép hoặc sinh tố, mẹ nên hạn chế việc thêm đường hoặc không cho đường vào thì sẽ tốt hơn.
Bổ sung thêm gạo lức và ngũ cốc
Chúng ta có thể so sánh với gạo trắng, gạo lức thì ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào phong phú và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Đồng thời, hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Thay thế sữa bầu bằng sữa tươi tách béo
Nhiều bà bầu cho rằng việc uống sữa bầu khiến họ tăng cân rất nhanh, cho nên, mẹ có thể thay sữa bầu bằng các loại sữa tươi tiệt trùng và tách béo, những loại sữa này vẫn vô cùng giàu dưỡng chất nhưng lại không béo. Điều quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là trong thai kỳ mẹ cần xây dụng một thực đơn với đầy đủ và cân bằng giữa các chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
Mang thai 15 tuần vẫn chưa tăng cân có đáng lo hay không?
Mẹ bầu chỉ mới thoát khỏi sự hành hạ của các cơn ốm nghén và hạ cánh an toàn ở tuần thai thứ 15, do đó cơ thể mẹ vẫn chưa kịp hồi phục cũng như chưa thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cho nên mẹ bầu không tăng cân ở giai đoạn này cũng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như kết thúc tam cá nguyệt thứ 2, mà chỉ số cân nặng của mẹ vẫn chưa chịu “nhích lên” thì mẹ nên đến gặp bác sĩ vì trong giai đoạn này, thai phụ cần tăng thêm 5-6kg.
Nguồn: Tổng hợp
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ