Trang chủ » Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

(10/05/2024)

Nhiều người mắc suy giáp nhưng không phải ai cũng biết cách chẩn đoán chính xác bệnh lý này để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

Rate this post

Suy giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là cơ quan nhỏ nằm ở trước cổ, ngay dưới thanh quản. Tuyến giáp có nhiệm vụ chính là sản xuất hormone thyroxine (T4) và hormone triiodothyronine (T3) để kiểm soát quá trình chuyển hóa, duy trì nhiệt độ cơ thể, tăng cường sản xuất năng lượng và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể gồm các cơ quan tiêu hóa, tim mạch, thần kinh…

Suy giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Đây là tình trạng tuyến giáp suy yếu, hoạt động kém hiệu quả nên không sản xuất đủ hàm lượng hormone cần thiết cho cơ thể, khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, các cơ quan cũng bị ảnh hưởng.

Các loại suy giáp thường gặp

Suy giáp thường gặp ở người lớn tuổi, gồm các loại chính sau:

Suy giáp nguyên phát

Đây là tình trạng tuyến giáp giảm tiết hormone T3 và T4 khiến nồng độ T3 và T4 trong huyết thanh thấp, trong khi đó hormone kích thích tuyến giáp TSH tăng.

Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

Suy giáp là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai

Suy giáp thứ phát

Là loại suy giáp xảy ra khi vùng dưới đồi không sản xuất đủ hormone để giải phóng thyrotropin hoặc tuyến yên của mẹ bầu không sản xuất đủ TSH.

Suy giáp cận lâm sàng

Đây là tình trạng tăng TSH huyết thanh mà nồng độ T4 bình thường và ít có hoặc không có triệu chứng suy giáp. Loại suy giáp này khá phổ biến, nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Triệu chứng suy giáp khi mang thai

Mẹ bầu bị suy giáp thường có các triệu chứng dưới đây:

  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Táo bón
  • Nhạy cảm với thời tiết lạnh
  • Tăng cân
  • Mặt sưng
  • Yếu cơ, nhịp tim chậm, đau cơ, cứng khớp
  • Gặp vấn đề về trí nhớ
  • Tóc thưa, mỏng, khô
  • Nhịp tim chậm
  • …..

Khi có những triệu chứng nêu trên, mẹ bầu nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh lý chính xác và điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

Chẩn đoán suy giáp khi mang thai như thế nào?

Xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh suy giáp

Nhiều trường hợp suy giáp khi mang nhưng không có hoặc có ít triệu chứng, rất khó phát hiện. Vì vậy, cần được chẩn đoán chính xác để phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh.

Khi chẩn đoán suy giáp, bác sĩ chuyên khoa ngoài xem xét các triệu chứng lâm sàng sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp của mẹ bầu giúp nhận định nồng độ hormone có đủ hay không.  Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tìm kiếm kháng thể trong máu để xem liệu bệnh Hashimoto có gây ra chứng suy giáp hay không.

Ngoài ra, có thể chẩn đoán chẩn đoán suy giáp qua xét nghiệm TSH:

  • Nếu chỉ số TSH cao, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện lại cùng với xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone tuyến giáp T4. Nếu chỉ số TSH cao, nồng độ T4 thấp thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp. 
  • Nếu TSH cao nhưng nồng độ T4 và T3 đạt tiêu chuẩn thì người bệnh được chẩn đoán suy giáp cận lâm sàng. Những trường hợp này mẹ bầu sẽ không có triệu chứng nào đáng chú ý.

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán suy giáp, mẹ bầu lưu ý không dùng thuốc hoặc hóa chất bổ sung như biotin vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khiến việc chẩn đoán không chính xác.

Biện pháp phòng ngừa suy giáp khi mang thai

Mẹ bầu bị suy giáp ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có thể gây dị tật, chậm phát triển cho thai nhi. Thậm chí nhiều trường hợp bị sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy, chị em cần chủ động để phòng ngừa bệnh lý này.

Phòng ngừa bệnh suy giáp khi mang thai bằng những biện pháp dưới đây:

  • Không nên cắt lể khi có bướu giáp
  • Bổ sung đầy đủ i-ốt trong các bữa ăn hằng ngày. Những thực phẩm giàu i-ốt gồm: trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, thịt gia cầm, rong biển.

Bên cạnh đó, ngoài ăn thực phẩm giàu i-ốt, chị em nên ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung sắt và canxi cho bà bầu vì đây là hai chất rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Viên sắt canxi cho bà bầu - Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Viên sắt canxi cho bà bầu – Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Nhiều chị em thắc mắc bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt và canxi suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú.

Trong trường hợp mẹ bị suy giáp, việc uống thuốc điều trị bệnh và bổ sung sắt, canxi chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bổ sung sai cách, gây tác dụng phụ nguy hiểm.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn