Trang chủ » Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

(10/05/2024)

Chế độ dinh dưỡng của người bị suy giáp cần được theo dõi sát sao so với người có sức khỏe bình thường. Bệnh lý này ảnh hưởng đến nhiều người, trong đó có cả bà bầu. Vậy bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Rate this post

Suy giáp là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào?

Tuyến giáp sản xuất ra các hormone tuyến giáp giúp cơ thể giữ ấm, sử dụng năng lượng, giúp não, tim và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động ổn định. Vai trò của tuyến giáp là vô cùng quan trọng đối với toàn bộ cơ thể con người.

Khi nồng độ hormone tuyến giáp suy giảm sẽ gây ra bệnh suy giáp. Lúc này chức năng của tuyến giáp bị rối loạn, không có khả năng tổng hợp và giải phóng đủ hormone tuyến giáp cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan.

Theo thống kê, có khá nhiều mẹ bầu bị suy giáp. Tuy nhiên nhiều trường hợp không phát hiện được bệnh do triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. 

Khi có những dấu hiệu dưới đây, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám tuyến giáp vì nguy cơ mắc bệnh rất cao:

  • Da căng, mặt sưng phồng.
  • Thường xuyên mệt mỏi, mạch chậm.
  • Tăng cân khó kiểm soát.
  • Khả năng tập trung kém, chịu lạnh kém, hay quên.
  • Rối loạn tiêu hóa với cảm giác khó chịu ở bụng, đau quặn bụng.
  • Giảm nồng độ FT4 và tăng nồng độ TSH.

Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Suy giáp khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi

Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh suy giáp. Ăn uống khoa học giúp tăng cường tổng hợp hormone này hoặc ngược lại. Vậy bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bầu bị suy giáp nên ăn gồm:

Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt là chất rất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Những thực phẩm giàu i-ốt mẹ bầu nên ăn gồm:

  • Cá và hải sản: Đây là nhóm thực phẩm giàu i-ốt và cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt khác cho mẹ bầu như sắt, canxi, DHA… Theo nghiên cứu, một số loại hải sản giàu i-ốt như: cua, cá tuyết…
  • Rong biển: Đây là thực phẩm được đánh giá chứa nhiều i-ốt tự nhiên nhất. Trong 100g rong biển chứa tới 1 – 1,8g i-ốt.
  • Sữa và chế phẩm sữa: Sữa, sữa chua chứa nhiều i-ốt, vitamin D cần thiết cho tuyến giáp. Khi mang thai, mẹ nên chọn sữa chua, sữa ít đường để tránh nạp quá nhiều đường gây tiểu đường thai kỳ.
  • Trứng: Trứng là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Đây cũng là thực phẩm giàu i-ốt mà mẹ bầu bị tuyến giáp có thể bổ sung thường xuyên.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa hormone tuyến giáp. Những thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu bị tuyến giáp có thể ăn gồm:

  • Thịt bò.
  • Thịt gà.
  • Hàu và các động vật có vỏ.

Khi ăn những thực phẩm này, mẹ chỉ ăn với lượng vừa phải, không lạm dụng quá nhiều.

Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Thực phẩm giàu kẽm tốt cho mẹ bầu bị bệnh suy giáp

Thực phẩm giàu selen

Selen là khoáng chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Những thực phẩm giàu selen gồm:

  • Cá hồi: giàu selen, Omega-3 tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ ăn khoảng 2 bữa, không ăn quá nhiều vì có nguy cơ chứa thủy ngân gây hại cho mẹ và em bé.
  • Các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân… chứa nhiều selen, Omega-3, vitamin E đều tốt cho người bị bệnh tuyến giáp.
  • Bánh mì nguyên cám: đây là loại bánh mì tốt cho sức khỏe của con người, kể cả bà bầu bị bệnh suy giáp.

Rau xanh và trái cây

Bà bầu bị suy giáp hay bà bầu không bị bệnh cũng nên ăn rau xanh và trái cây hằng ngày. Những loại rau như mồng tơi, rau muống… chứa nhiều sắt và canxi cho bà bầu, magie, khoáng chất tốt giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Các loại trái cây như cam, chuối, cà chua giàu vitamin, chất chống oxy hóa rất cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.

Một số lưu ý khác khi bà bầu bị suy giáp

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm kể trên, bà bầu bị bệnh suy giáp cần lưu ý một số vấn đề sau để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và bảo đảm an toàn cho thai nhi phát triển khỏe mạnh:

  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cân đối các nhóm chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tuân thủ điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa vì có thể khiến bệnh tình nặng hơn và gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình hình bệnh.
  • Mẹ cần lưu ý tách thời gian uống sắt canxi với thời gian uống thuốc suy giáp cách xa nhau khoảng 2 – 3 tiếng vì sắt và canxi có khả năng làm giảm hấp thu hormone tuyến giáp qua đường tiêu hóa.

Viên sắt canxi cho bà bầu - Nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu

Bà bầu bị suy giáp nên uống sắt canxi cách thời điểm uống thuốc suy giáp 2-3 giờ

Tuy có thể ảnh hưởng đến nhau nhưng mẹ cũng vẫn cần chú ý bổ sung sắt và canxi đầy đủ. Tuy nhiên, cần nhớ các lưu ý trong cách uống: thời điểm uống sắt canxi, bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng, hàm lượng sắt canxi cần thiết, … để mang lại hiệu quả bổ sung tối ưu!

Bài viết đã gợi ý một số thực phẩm và nhóm thực phẩm tốt cho người bị suy giáp. Mẹ hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học và lành mạnh nhất nhé. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn, mẹ tròn con vuông!

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn