Trang chủ » Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

(03/04/2024)

Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm thường bị nhiều người nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh có thể phát hiện chính xác tình trạng sức khỏe từ đó có cách chữa trị nhanh chóng và hiệu quả.

Rate this post

Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm là gì?

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Dây thần kinh này xuất phát từ vùng thắt lưng, chạy dọc đến mặt sau của 2 chân, làm nhiệm vụ chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Cơn đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép. Cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ đau tại cột sống thắt lưng, sau đó lan đến hông, mông, mặt sau của đùi, xuống cẳng chân, gót chân hoặc mu chân.

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa lan theo đường đi của dây thần kinh này

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là cấu trúc có hình cái đĩa, nằm giữa hai đốt sống kế cận. Cấu tạo đĩa đệm gồm bao xơ bên ngoài dày và chắc, nhân nhầy bên trong như lòng trắng trứng.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra triệu chứng đau, tê, yếu liệt. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, vì hai nơi này phải thường xuyên vận động và chịu nhiều áp lực nhất.

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh

Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Khá nhiều người bệnh còn nhầm lẫn giữa đau thần kinh tọa cùng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chúng ta nên biết biết rằng, 2 bệnh lý trên là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Khoảng 90% trường hợp bị đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Do quá trình thoái hóa hoặc chấn thương, khối thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh. Nếu sự chèn ép này tác động đến dây thần kinh tọa sẽ dẫn đến cơn đau ở khu vực này.

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm khác nhau ở triệu chứng đau

Người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng đau để phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Thông thường, cơn đau thần kinh tọa lan rộng theo đường đi của dây thần kinh này (từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân) kèm theo biểu hiện nóng rát, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, kể cả khi nghỉ ngơi. Đặc biệt cơn đau thần kinh tọa thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể.

Ngược lại, người bệnh thoát vị đĩa đệm thường trải qua đau âm ỉ, đau ở cả hai bên hoặc cảm giác đau mạnh ở vùng thắt lưng, đau gia tăng khi họ gắng sức. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy tê hoặc yếu ở cả hai chân, vô cùng khó khăn trong việc gập hay duỗi ngón chân cái, đồng thời cơn đau trở nên nặng hơn khi hắt hơi hoặc đi vệ sinh.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu người bệnh ăn uống đúng cách, sinh hoạt khoa học điều độ. Những biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chúng ta cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu nuôi xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh như sắt, canxi, magie, vitamin B6….
  • Tập luyện thể dục, thể thao điều độ: Tập thể dục, thể thao điều độ mỗi ngày không chỉ tăng sức bền cho cột sống mà còn giúp mô sụn trơn láng, giảm áp lực lên đĩa đệm, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ dây thần kinh được khỏe mạnh hơn.
  • Vận động đúng tư thế: Thường xuyên mang vác vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột hay lạm dụng lưng quá mức tạo ra áp lực lớn lên cột sống. Lâu dần, xương đốt sống và đĩa đệm sẽ bị tổn thương dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn cả thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa là thoái hóa cột sống. Do đó cần vận động đúng tư thế, tránh đứng lâu một vị trí và không nên làm việc nặng, bê vác nặng

Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu với hệ thần kinh và xương khớp: canxi, magie, viatmin B6, DHA… Trường hợp cần thiết, nên kết hợp bổ sung cả từ chế độ ăn và viên uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Magie uống vào lúc nào tốt nhất? Người bệnh có thể uống magie vào bất kì thời điểm nào trong ngày tuy nhiên cần duy trì thời gian uống cố định và uống cách thời điểm uống canxi ít nhất 2h. Chúc mọi người luôn có sức khỏe thật tốt!

Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 cho bà bầu

Bổ sung magie và vitamin B6 cho người già – hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu – phân phối chính hãng tại Việt Nam.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY
ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 280.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 280.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Bình luận
Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
0888.31.32.360888.31.32.36
Tư vấn trực tuyến ?
Tư vấn